Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo
Quốc hội thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) Sống nghĩa tình, nhân ái, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội Đại biểu Quốc hội có thể báo cáo trực tuyến việc vắng mặt tại kỳ họp |
Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đối tượng áp dụng là tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát nội dung của dự thảo Luật với các quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát kỹ lưỡng, đối chiếu các nội dung của dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có Luật An ninh mạng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng, dự án Luật Giao dịch điện tử...; rà soát bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, sự phù hợp với các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm tính khả thi, sự phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. (Ảnh: Quốc hội) |
Có ý kiến đề nghị cân nhắc điều chỉnh tại dự thảo Luật về vấn đề rửa tiền qua tiền ảo, tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp là đầu mối, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật về tài sản ảo, đề xuất hoàn thiện thể chế đối với vấn đề này. Hiện nay, các bộ, ngành mới đang triển khai nghiên cứu, đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Vì vậy, chưa có đủ cơ sở để quy định ngay các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động này tại dự thảo Luật.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để có căn cứ bổ sung quy định liên quan đến tiền ảo, tài sản ảo, cũng như hoạt động khác có thể phát sinh trong tương lai, dự thảo Luật quy định theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). (Ảnh: Quốc hội) |
Một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật, lo ngại về việc tăng chi phí tuân thủ, gây khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân, nhất là với đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan. Một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn định tính, có thể dẫn đến tình trạng lúng túng, không thống nhất trong quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thi hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Luật cơ bản kế thừa một số quy định như Luật hiện hành và quá trình triển khai chưa thấy Chính phủ báo cáo gặp vướng mắc.
Cụ thể, về phân loại đối tượng báo cáo, vẫn quy định phân tách đối tượng báo cáo theo loại hình, gồm: tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan và chỉ điều chỉnh một số quy định về hoạt động của đối tượng báo cáo (sửa đổi tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo phù hợp với nội hàm khái niệm của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và với quy định của pháp luật có liên quan; chỉ bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán).
Về nghĩa vụ của đối tượng báo cáo, cơ bản đã được quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 như nhận biết khách hàng, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, báo cáo giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử vượt mức quy định… Đây là các nghĩa vụ được quy định xuyên suốt trong các khuyến nghị của FATF. Ngoài ra, quy định trách nhiệm ban hành các quy định, quy trình về quản lý rủi ro (tại Điều 16, 17, 19, 24) và xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo (tại Điều 24) cũng đều được kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) với 483/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. (Ảnh: Quốc hội) |
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo, rà soát giảm bớt 4/10 nội dung xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Điều 24); cho phép đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp (khoản 2 Điều 12); được gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử trong trường hợp cần thiết (Điều 36); điều chỉnh thời hạn gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ từ 02 ngày làm việc lên 03 ngày làm việc (Điều 37)…
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý tại dự thảo Luật nhiều điều, khoản nhằm bảo đảm tính khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ triển khai hơn trong thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49