Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2022
Xem xét 5 vấn đề cấp bách dự kiến thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội |
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại đợt 1 của Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 4 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường.
Cụ thể: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật (gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự); Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Tờ trình của Chính phủ về cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: VPQH) |
Về thời gian kỳ họp, nếu cả 4 nội dung nêu trên đủ điều kiện trình Quốc hội thì dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 3,5 ngày, dự phòng 0,5 ngày.
Tổng Thư ký Quốc hội dự kiến 3 phương án tổ chức kỳ họp: Tổ chức kỳ họp trong tháng 12/2021; khai mạc kỳ họp trong tháng 12/2021, bế mạc vào tuần đầu tháng 1/2022; tổ chức kỳ họp vào đầu tháng 1/2022.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án 1, đồng thời đề nghị các cơ quan tích cực phối hợp hoàn thiện hồ sơ và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến để bảo đảm thời gian triệu tập kỳ họp theo đúng quy định.
Về phương thức họp, dự kiến Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dự họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Việc biểu quyết sẽ được thực hiện qua phần mềm cài đặt trên iPad.
Sau khi các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cả 4 nội dung dự kiến trình Quốc hội đều rất quan trọng và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sau ngày 21/12 (đợt hai của Phiên họp thứ 6), sẽ thống nhất nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường. Kỳ họp bất thường tổ chức vào đầu năm 2022 và bố trí đủ thời gian cho các đại biểu Quốc hội thảo luận vì đây đều là những nội dung rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31