Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Công bố 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2023 Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phân cấp, gỡ vướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ động, từ sớm, từ xa

Chương trình lập pháp của Quốc hội năm 2023 được đề ra với nhiều dự án Luật, Pháp lệnh được xem xét cho ý kiến, thông qua, trong đó có nhiều dự án với những chính sách quan trọng, được nhân dân đặc biệt quan tâm như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Để thực hiện được khối lượng công việc lớn này, các chương trình làm việc và tổ chức công việc của Quốc hội đã được xây dựng rất khoa học, hợp lý. Quốc hội thực hiện nhiều cải cách, như tổ chức Kỳ họp bất thường, đổi mới việc tổ chức Kỳ họp theo hướng giảm thời gian họp phiên toàn thể… Khác với trước đây, trong năm 2023, mỗi Kỳ họp được chia làm hai đợt để có khoảng thời gian giữa Kỳ họp dành cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.

Sau mỗi Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khảo sát, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động…

Các đại biểu cũng dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tính hợp lý, khả thi và các quy định cụ thể về từng nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung trong mỗi dự án Luật. Điều này càng được thể hiện rõ trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi). Theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, nhưng qua thảo luận, do còn nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua, dành thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, đảm bảo Luật khi được ban hành khả thi, hợp lý, thật sự đi vào cuộc sống.

Cùng với hàng nghìn cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức định kỳ, thông lệ, năm 2023, Quốc hội đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo về kinh tế, xã hội, tạo thêm các kênh thông tin để Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri. Đặc biệt, lần đầu tiên, Văn phòng Quốc hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Người lao động với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”.

Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo Quốc hội đã trực tiếp lắng nghe 500 công nhân, viên chức, lao động, đại diện cho người lao động trong cả nước bày tỏ tâm tư nguyện vọng cũng như đưa ra các kiến nghị xây dựng pháp luật từ góc nhìn của người lao động. Từ Diễn đàn này, nhiều kiến nghị của người lao động đã được Quốc hội tiếp thu, ghi nhận, thể chế hóa vào các dự án Luật.

Đó là kiến nghị về việc giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quản các dự án đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động, xây nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp… trong Luật Nhà ở (sửa đổi). Hàng loạt các vấn đề khác về việc làm, thu nhập, tiền lương, trình độ, kỹ năng nghề của người lao động, bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội… được người lao động kiến nghị cũng đang được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong quá trình xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.

Không chỉ góp phần tạo thêm cơ sở thực tiễn cho các cơ quan của Quốc hội trong xây dựng cơ chế, chính sách, Diễn đàn cũng giúp khơi dậy sự chủ động hơn nữa của người lao động trong việc tham gia phản ánh, góp ý quá trình xây dựng và thực thi chính sách…

Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và cách làm

Năm 2023 cũng đánh dấu Quốc hội ngày càng đổi mới mạnh mẽ trong công tác giám sát, với nội dung đã bám sát các vấn đề bức xúc của cuộc sống, từ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đến văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ... Qua giám sát, Quốc hội đã phát hiện các bất cập, hạn chế, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật.

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân
Quốc hội luôn đồng hành, đổi mới để đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân (Ảnh: Nhân dân)

Tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, lần đầu tiên Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề, mà chất vấn về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư đối với các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Việc thay đổi cách thức tổ chức và nội dung chất vấn đã cho thấy quyết tâm đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, được cử tri, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Công tác dân nguyện của Quốc hội cũng có sự đổi mới cơ bản khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa nội dung này vào xem xét định kỳ tại phiên họp hàng tháng để kịp thời xem xét, giải quyết các vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm, gửi đến Quốc hội. Đồng thời, năm 2023 cũng là lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri - là hình thức giám sát trực tiếp tối cao của Quốc hội đối với vấn đề này…

Có thể thấy, với phương châm hành động “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, năm 2023, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn. Đây cũng là tiền đề quan trọng để bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.

Tin khác

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

(LĐTĐ) Cách đây 79 năm, ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh. Từ Hà Nội, làn sóng Cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi… Ngày 2/9 tại quảng Trường Ba Đình - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động