Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6, các đại biểu cơ bản tán thành với tờ trình và dự thảo luật, nhất trí với sự cần thiết ban hành luật theo quy trình tại một kỳ họp. Đồng thời lưu ý về việc rà soát, làm rõ nhiều nội dung cụ thể của Luật để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với định hướng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Công an nhân dân.
Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Đáng chú ý, một trong những nội dung sửa đổi của Luật là về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân. Theo đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai), việc sửa đổi, bổ sung về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân sẽ có tác động tích cực đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân, tận dụng được nguồn lực chuyên sâu có nhiều kinh nghiệm trong phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm, đồng thời nâng cao hạn tuổi phục vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân sẽ giúp cân đối, giảm gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận. (Ảnh: QH)

Đại biểu Đỗ Huy Khánh phân tích, hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan công an hiện nay ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Luật Công an nhân dân, trong một số trường hợp đặc biệt còn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước, như tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, Luật Công an nhân dân năm 2018 chưa quy định cụ thể về kéo dài hạn tuổi đối với các trường hợp này nên chưa đảm bảo được sự đồng bộ với các quy định của Đảng, Nhà nước hiện hành. Do đó, việc bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ trong các trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định là cần thiết và phù hợp với thực tế.

“Thực tế, các trường hợp đặc biệt được kéo dài hạn tuổi phục vụ rất ít, được thực hiện với quy định, thủ tục xét duyệt rất chặt chẽ, qua nhiều cấp bậc. Thời gian qua, việc kéo dài đối với một số đồng chí đã phát huy rất tích cực trình độ, năng lực ở góc độ sử dụng, cống hiến, trí tuệ, tầm cỡ, chuyên gia đầu ngành”, đại biểu Đỗ Huy Khánh nêu rõ.

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Đại biểu Đỗ Huy Khánh phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH)

Một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định việc tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất cho nhiều nhóm đối tượng với những cách thức, lộ trình thực hiện không giống nhau. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 4, Điều 1 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018 về hạn tuổi phục vụ theo hướng: công nhân công an: Nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 5 tuổi); Hạ sĩ quan: 47 (tăng 2 tuổi); Cấp úy: 55 (tăng 2 tuổi); Thiếu tá, Trung tá: nam 57, nữ 55 (tăng 2 tuổi cả nam và nữ); Thượng tá: nam 60, nữ 58 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 3 tuổi); Đại tá: nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 5 tuổi); Cấp tướng: nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ giữ nguyên).

Trong khi đó, lộ trình tăng hạn tuổi phục cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam công nhân công an, đại tá và cấp tướng; và 4 tháng đối với nữ công nhân công an, thượng tá, đại tá. Các trường hợp còn lại thực hiện tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất khi Luật này có hiệu lực thi hành…

Đề nghị cần làm rõ vì sao lại có sự khác nhau trong lộ trình tăng hạn tuổi phục cao nhất, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) đặt vấn đề: Liệu có bảo đảm tính công bằng và bình đẳng đối với đối tượng là nữ? Theo đại biểu Thị Nguyệt, chỉ nên quy định lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam, tăng 4 tháng đối với nữ và xác định thời điểm tăng hạn tuổi từ ngày mùng 1/1/2021 theo quy định của Bộ luật Lao động. Còn đối tượng cụ thể và lộ trình tăng tuổi cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH)

Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên), đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp tục tiến hành rà soát để thiết kế, sắp xếp, bố trí tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất với những nhóm đối tượng, lộ trình, thời điểm thực hiện khoa học hơn, hợp lý hơn. Các quy định cần bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm dễ hiểu, dễ áp dụng, thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương), Bộ luật Lao động 2019 ra đời nâng mức tuổi nghỉ hưu theo lộ trình lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ để vừa thu hẹp khoảng cách độ tuổi nghỉ hưu giữa 2 giới, vừa dự phòng sự thiếu hụt lao động trong tương lai do quá trình già hóa dân số, đồng thời đảm bảo nguồn lực trong một số quỹ an sinh xã hội.

“Với tinh thần chung đó của bộ luật gốc, việc quy định nâng độ tuổi nghỉ hưu của lực lượng công an nhân dân là phù hợp. Dự thảo Luật cũng quy định sự chênh lệch 2 tuổi giữa nam và nữ làm việc trong lực lượng Công an nhân dân để đảm bảo thống nhất với Bộ luật Lao động, góp phần thu hẹp khoảng cách giới. Tuy nhiên, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần tính toán đến đặc thù công việc khác nhau của các lực lượng thuộc ngành công an và phải có lộ trình cụ thể”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị.

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đối với các lực lượng thuộc các bộ phận trực chiến, cơ động, điều tra nên quy định tuổi nghỉ hưu thấp hơn đối với các bộ phận thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, hậu cần, văn phòng, những vị trí không yêu cầu cao về thể lực và sức chiến đấu, điều này cũng phù hợp với quy định phân loại các nhóm lao động theo đặc thù công việc để áp dụng tuổi nghỉ hưu thấp hơn của pháp luật lao động.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, phát biểu tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết các ý kiến góp ý xác đáng của các đại biểu không chỉ là sự chỉ đạo, sự quan tâm mà còn là sự động viên, biểu dương và chăm sóc rất kịp thời của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đối với lực lượng công an nhân dân. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan Quốc hội tổng hợp, tiếp thu, giải trình để báo cáo cấp có thẩm quyền, để hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: QH)

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, khách quan, thẳng thắn và có nhiều thông tin, các ý kiến có căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn rõ ràng, sâu sắc, toàn diện, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội đối với nội dung dự án luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và báo cáo tiếp thu, giải trình bảo đảm tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao để báo cáo cấp có thẩm quyền và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động