Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Sáng 27/11, với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật có hiệu lực từ 1/7/2025.
![]() |
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh: QH) |
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.
So với Luật hiện hành, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có một số điểm mới cơ bản như sau:
Người lao động Việt Nam làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Bổ sung quyền gia nhập và hoạt động công đoàn tại Công đoàn cơ sở (không có quyền thành lập và không trở thành cán bộ Công đoàn) của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Xác định và phân định rõ "Công đoàn Việt Nam" với "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam", quy định rõ 4 cấp Công đoàn. Đồng thời, khẳng định "Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động".
Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn; Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn và Chính phủ quy định về các trường hợp này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
![]() |
Với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi. (Ảnh: QH) |
Tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, cùng với đó, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ.
Bổ sung trách nhiệm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định kỳ 2 năm báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn.
Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, định kỳ hai năm một lần, thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã
Sự kiện 17/04/2025 20:07

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03