Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông
Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Theo đó, về phương thức cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện, có ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm của cụm từ “chiếm tỷ lệ cơ bản” trong nội dung "lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép".
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm “tỷ lệ cơ bản” trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép thể hiện tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật nhằm khẳng định mục đích sử dụng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là chính.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. (Ảnh: Quốc hội) |
Việc lượng hóa “tỷ lệ cơ bản” sẽ được thể hiện trong đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể quốc phòng, an ninh cũng như giải pháp công nghệ viễn thông trong từng thời kỳ.
Dự thảo Luật giao Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án trên cơ sở đề xuất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo tính linh hoạt, khả thi trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ cụm từ “tỷ lệ cơ bản” thể hiện tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình về một số ý kiến còn khác nhau về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật) như sau: “d) Trường hợp đặc biệt, băng tần quy định tại khoản 2 Điều này được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 3 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm, làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép.
Quy định rõ về phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Về phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được thông qua quy định: “Nếu có khả năng gây nhiễu có hại cho tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho tổ chức, cá nhân phải ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đến khi kết thúc tình huống quy định tại khoản này”.
Về ý kiến cho rằng tiêu chí về thời hạn sử dụng băng tần là quan trọng và cần phải được quy định trong nội dung đấu giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến này là xác đáng. Tuy nhiên, để có cơ sở quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần đối với từng cuộc đấu giá thì ngoài quy định về thời hạn tối đa của giấy phép sử dụng băng tần, cần phải bổ sung quy định trong Luật giao thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc được cấp lại...
Về phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, dự thảo Luật quy định ba hình thức, bao gồm: Cấp giấy phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cấp giấy phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cấp giấy phép trực tiếp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập
Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024
Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình
Tin khác
Bình Dương: Bổ nhiệm, điều động nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 27/12/2024 17:02
TP.HCM: Cháy nhà trọ khiến 2 người chết và nhiều người bị thương
Tin mới 27/12/2024 12:07
Thực hiện nghiêm việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Tin mới 27/12/2024 06:02
Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc
Tin mới 26/12/2024 17:14
Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh và chủ động bảo vệ sức khỏe
Tin mới 26/12/2024 16:52
TIN BUỒN
Tin mới 26/12/2024 12:13
Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Tin mới 25/12/2024 16:35
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Tin mới 25/12/2024 08:34
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07