Quy định chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế cho Thủ đô

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị Tổ biên tập cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô.
Huy động nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 59 điều

Ngày 13/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo lần thứ hai để chỉ đạo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn và đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp của một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và một số chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đây là cuộc họp lần thứ hai của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, nhằm kiểm đếm, đánh giá về những hoạt động đã triển khai sau cuộc họp lần thứ nhất. Đồng thời, cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và cùng bàn về kế hoạch tiếp theo cần tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ trình, chất lượng dự án Luật.

Quy định chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế cho Thủ đô
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chủ trì cuộc họp

Bộ trưởng đánh giá cao cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội, các bộ, ngành với Bộ Tư pháp; trong thời gian rất ngắn đã có được sản phẩm tương đối dày dặn, công phu trình xin ý kiến Ban soạn thảo, Tổ biên tập lần này.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - đại diện Tổ biên tập đã trình bày về một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô và kết quả làm việc của Tổ biên tập chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo.

Quy định chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế cho Thủ đô
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến trình bày về một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô.

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 59 điều (tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012). Cụ thể: Chương I. Những quy định chung (gồm 8 điều: từ Điều 1 đến Điều 8) - có 3 điều kế thừa toàn bộ quy định của Luật Thủ đô năm 2012 là Điều 5, Điều 6, Điều 7; các quy định còn lại cơ bản kế thừa, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung.

Chương II. Tổ chức chính quyền tại Thủ đô gồm 11 điều: Từ Điều 9 đến Điều 19) - đây là Chương mới so với quy định của Luật Thủ đô năm 2012.

Chương III. Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (gồm 16 điều: Từ Điều 20 đến Điều 35) - kế thừa có sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012.

Chương IV. Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (gồm 11 điều: Từ Điều 36 đến Điều 46) - đây là Chương mới so với Luật Thủ đô năm 2012, được thiết kế trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô năm 2012.

Chương V. Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô (gồm 6 điều: Từ Điều 47 đến Điều 52) - đây là Chương mới so với Luật Thủ đô năm 2012, nội dung Chương này được kế thừa có sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Vùng Thủ đô của Luật Thủ đô năm 2012 và luật hoá một số quy định của Nghị định số 91/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 7 điều: Từ Điều 53 đến Điều 59) - được thiết kế trên cơ sở kế thừa, gộp 2 Chương III và Chương IV của Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời bổ sung quy định về chuyển tiếp.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo đã cho ý kiến về sự cần thiết phải xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.

Trong đó, tập trung về một số vấn đề như: Thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù; biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hà Nội; thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội; huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội; quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát; thẩm quyền đầu tư; áp dụng pháp luật; thành lập công ty đầu tư, phát triển hạ tầng; doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ đất thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước.

Bảo đảm tiến độ đã được xác định

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh việc soạn thảo dự án Luật cần thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Quy định chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế cho Thủ đô
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, các cơ chế, chính sách quy định tại dự thảo Luật khác với pháp luật hiện hành hoặc pháp luật hiện hành chưa có quy định, nhưng phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuyệt đối tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị Tổ biên tập cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thủ đô Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của Hà Nội. Về một số nội dung cụ thể, Bộ trưởng đề nghị Tổ thư ký ghi chép đầy đủ, tiếp thu đầy đủ các ý kiến thành viên nêu tại cuộc họp.

Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật cũng đề nghị, trong thời gian tới, Tổ biên tập tiếp tục chia nhóm theo từng lĩnh vực để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật; đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp có kế hoạch tổ chức làm việc trực tiếp với từng bộ, ngành liên quan về từng nhóm quy định ở từng lĩnh vực; tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm tiến độ đã được xác định tại Kế hoạch soạn thảo dự án Luật.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động