Quy định mới về bồi thường, tái định cư theo Luật Đất đai năm 2024

(LĐTĐ) Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi.
Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành 19 luật và nghị quyết của Quốc hội Để Luật Đất đai năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, trừ quy định tại Điều 190 (về hoạt động lấn biển) và Điều 248 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp) có hiệu lực thi hành sớm hơn từ ngày 1/4/2024.

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật là đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí, trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong đó, quy định rõ 31 trường hợp cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đồng thời quy định trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc 31 trường hợp nêu trên thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất tại Điều 79 của Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Luật cũng hoàn thiện quy định về thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh trong trường hợp chưa có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thu hồi đất; hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đa dạng các hình thức bồi thường.

Quy định mới về bồi thường, tái định cư theo Luật Đất đai năm 2024
Phối cảnh dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại xã Văn Khê phục vụ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn đi qua huyện Mê Linh. Ảnh: Đinh Luyện

Quy định cụ thể tiêu chí khu tái định cư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm thực hiện tái định cư; khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án. Bảo đảm nguyên tắc việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp.

Trường hợp bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất; sau khi thu hồi đất, người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ...

Tai Điều 91 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã nêu rõ: Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi, do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.

Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.

Đồng thời, khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất...

Trao đổi với phóng viên, GS. Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội cho rằng, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong các điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024. So với trước đây, Luật đã quy định khá cụ thể và chặt chẽ nội dung này, nhất là lượng hóa các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm thực hiện tái định cư.

Cụ thể như khu tái định cư cho người có đất bị thu hồi ở đô thị phải đảm bảo tiêu chuẩn của khu đô thị, còn ở khu vực nông thôn, thì ít nhất phải đảm bảo tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời, địa điểm của khu tái định cư phải được lựa chọn gần nhất với nơi có đất bị thu hồi và phải chọn khu vực tái định cư thuận lợi… “Tôi cho rằng, các chính sách cho tái định cư đã đảm bảo công bằng, ngang giá, bình đẳng, hợp lý hơn, tốt hơn”, GS. Hoàng Văn Cường nhận định.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

(LĐTĐ) Chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” vừa diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ.
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, quận Đống Đa có 324 tập thể và 222 cá nhân đăng ký thực hiện với tổng số 546 mô hình “Dân vận khéo” trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - quản lý đô thị; văn hóa - xã hội; an ninh, quốc phòng. Bên cạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được triển khai tốt.

Tin khác

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 166-KH/BTGTU về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944-22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

(LĐTĐ) Ngày 11/12 tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ người sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, tàu điện (metro), nhất là vào ngày 22/12 tới đây, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức vận hành thương mại.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 12,5%), và giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 12,6%).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 40, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình.
Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm, để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” cùng các bộ, ngành để xây dựng các phương án sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, với quyết tâm cao của Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động