Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội
Ấn tượng lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Đảm bảo vệ sinh môi trường Lễ hội Gò Đống Đa |
Đầu năm mới, nhiều địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống. Khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, người dân cần chú ý các quy định về tổ chức lễ hội để không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội, người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Người tham gia lễ hội cần ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.
![]() |
Lễ hội Cổ Loa Xuân Giáp Thìn. Ảnh: Mộc Thanh |
Đồng thời, không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn không được đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Các hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể, chi tiết và mức phạt tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Về phía Ban tổ chức lễ hội, nếu có hành vi “chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình” bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi, hoặc tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Với hành vi “ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ
Tin nóng 21/04/2025 18:56

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường
Tin nóng 21/04/2025 17:45

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo
Pháp đình 21/04/2025 15:01

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm
Tin nóng 21/04/2025 10:01

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương
Tin nóng 20/04/2025 06:35

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Tin nóng 19/04/2025 20:24

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe
Tin nóng 19/04/2025 13:06

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè
Tin nóng 19/04/2025 10:10

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng
Pháp đình 19/04/2025 06:35

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa
Tin nóng 18/04/2025 22:52