Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Phải giữ cho Thủ đô bị lây nhiễm dịch Covid -19 ở mức thấp nhất
Sáng 8/8, ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19 mới, Hà Nội có ca mắc thứ 5 | |
Hà Nội phải là nơi ngưng tụ nhân tài | |
Bộ trưởng Tô Lâm: Hà Nội cần làm tốt quy hoạch và công bố công khai |
Rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm
Sáng 8/8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã thông tin sơ bộ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, các công việc đã triển khai, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới và nêu một số kiến ghị với Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp |
Đáng chú ý, ông Hiền cho biết, Hà Nội hiện có 4 máy RT-PCR công suất 1.000 mẫu/ngày; 11 bệnh viện của Hà Nội cũng thực hiện được xét nghiệm RT-PCR gồm 8 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện công lập với tổng công suất 2.484 mẫu/ngày. Hà Nội dự kiến công suất xét nghiệm tối đa có thể đạt là 5.684 mẫu/ngày.
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố đang triển khai xét nghiệm theo thứ tự ưu tiên: F1; đối tượng từ Đà Nẵng về có triệu chứng; đối tượng từ Đà Nẵng về qua vùng dịch và đối tượng từ Đà Nẵng về chưa qua 14 ngày. Tuy nhiên, năng lực xét nghiệm của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Thành phố đã huy động các đơn vị ngoài công lập xét nghiệm nhưng gặp khó khăn về cơ chế, giá, giao nhiệm vụ… Do đó, ông Quý kiến nghị Bộ Y tế cho tăng công suất hỗ trợ xét nghiệm cho Hà Nội.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết có thể hỗ trợ 200 mẫu/ngày bởi ngoài Hà Nội viện còn là đầu mối xét nghiệm các mẫu của các tỉnh gửi về. Với trên 73.000 trường hợp cần xét nghiệm PRC của Hà Nội, viện đề xuất xét nghiệm theo nhóm; theo tính toán và tham khảo của CDC Hoa Kỳ có thể gộp 5 mẫu/lần, vẫn bảo đảm kết quả xét nghiệm.
GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện bệnh viện Đại học y có thể thực hiện công suất xét nghiệm 1.000 mẫu trong một ngày/đêm. Tuy nhiên quan trọng nhất là khâu tách mẫu, và không phải đơn vị nào cũng có đủ máy móc. Bên cạnh đó GS Tạ Thành Văn cho biết, sẵn sàng cử ekip xét nghiệm đi các cơ sở hỗ trợ Hà Nội nếu có yêu cầu.
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp |
Tại hội nghị 4 đơn vị khẳng định sẽ hỗ trợ Hà Nội công tác xét nghiệm PCR là bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương. Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đề nghị các bệnh viện tiếp nhận mẫu xét nghiệm mà Hà Nội có ngay trong chiều nay(8/8) để xét nghiệm PCR.
Ông Chung cũng kiến nghị Bộ Y tế làm việc với các đơn vị cung cấp trong nước để xây dựng khung tiêu chuẩn làm sao đảm bảo vận chuyện được nhiều mẫu xét nghiệm một lần; đặt hàng số lượng nhiều và Hà Nội cũng sẽ đặt mua trong số lượng chung. “Làm sao rút ngắn được thủ tục, đảm bảo tiến độ công tác xét nghiệm”, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.
Hỗ trợ tối đa cho Hà Nội
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Hà Nội trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 đã triển khai khẩn trương các giải pháp chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương. Ông Long mong muốn Hà Nội phát huy kết quả giai đoạn trước để tiếp tục thắng lợi ở giai đoạn mới này.
Ông Nguyễn Thanh Long cũng nhất trí với các giải pháp Hà Nội đã triển khai, chủ động nâng mức cảnh báo cao hơn ở nơi có nguy cơ, các kiến nghị của Thành phố được Trung ương ủng hộ như việc đề nghị người dân đeo khẩu trang là một trong các giải pháp để ngăn ngừa dịch hiệu quả; đề nghị người dân cài đặt Bluezone...
Ông Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp |
Về cụ thể, trên cơ sở kiến nghị của Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh lại ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc coi xét nghiệm là điểm mấu chốt quan trọng kiểm soát dịch, chỉ xét nghiệm mới phát hiện ra các trường hợp để khoanh vùng, dập tắt ổ dịch. Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao bởi có nhiều người từ Đà Nẵng về, vì vậy ngay từ đầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia và Bộ Y tế đã coi Hà Nội là vùng nguy cơ lây nhiễm cao.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ Thành phố Thành phố xét nghiệm thật nhanh theo phương pháp PCR, đồng thời giao cho 4 đơn vị chính sẽ tiến hành xét nghiệm toàn bộ PCR cho trên 70.000 mẫu cho Hà Nội. Trong đó, bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm 40.000 mẫu, bệnh viện Nhi Trung ương 10.000 mẫu; bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 10.000 mẫu và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 10.000 mẫu. "Ngay chiều nay, các đồng chí gửi mẫu về các cơ quan này. Kế hoạch này là Bộ hỗ trợ cho Hà Nội", ông Long cho biết và nêu tốc độ xét nghiệm sẽ rất nhanh, về việc điều phối mẫu đề nghị Thành phố giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ.
Ngoài ra, theo kiến nghị của các nhà chuyên môn, ông Long đề nghị Hà Nội lấy mẫu máu những người đi Đà Nẵng từ ngày 7-15/7 để xét nghiệm và cũng do Trung ương đảm nhiệm cho Hà Nội. Những mẫu này có thể triển khai sau, trước mắt đẩy nhanh xét nghiệm PCR.
Bộ Y tế cũng mong Hà Nội tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị; các bệnh viện phải tiến hành xét nghiệm các trường hợp đến kham bệnh có biểu hiện nghi ngờ, xét nghiệm cho bệnh nhân ở khu vực nặng, xét nghiệm cho nhân viên y tế ở những nơi có thể có nguy cơ lây nhiễm.
Đồng ý với kiến nghị của Hà Nội, ông Long cho biết Trung ương sẵn sàng tiếp nhận cho Hà Nội về việc điều trị nếu như số lượng nhiễm cao hơn. Trước mắt giao Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp tục tiếp nhận các bệnh nhân của Hà Nội, nếu tăng lên thì có kịch bản tiếp theo để điều trị cho Hà Nội.
"Quan điểm của Bộ Y tế là phải giữ bằng được cho Thủ đô bởi Thủ đô mà lây nhiễm thì cũng tác động đến các cơ quan Trung ương và Bộ Y tế", ông Long nhấn mạnh và đề nghị các bệnh viện Trung ương hỗ trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời Bộ Y tế cũng cử chuyên gia hỗ trợ cho Hà Nội trong thời gian tới đây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49