Quyết liệt chống buôn lậu dịp cuối năm
Gian nan chống buôn lậu cuối năm | |
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 | |
Hà Nội tăng cường quản lý thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá |
Phát hiện nhiều lô hàng không rõ xuất xứ
Gần đây, hàng nghìn sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào Việt Nam nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, đã bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ. Cách đây ít ngày, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam không có hóa đơn chứng từ.
Cụ thể, trong đợt triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Đội Quản lý thị trường số 10 – Trạm Kiểm soát Liên hợp Dốc Quýt đã kiểm soát việc vận chuyển hàng thực phẩm qua địa bàn. Trong quá trình này, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xe ô tô vận chuyển gần 2.000 sản phẩm thực phẩm do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ nhập khẩu hợp pháp kèm theo.
Hàng hóa nhập lậu bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý. |
Kiểm tra cụ thể xe hàng, lực lượng chức năng phát hiện có 1.080 chai sữa chua uống loại 500ml/chai; 900 lon bia LiQuan loại 500ml/lon và một số mặt hàng khác. Tài xế khai nhận toàn bộ số thực phẩm trên xe được ông mua ở quanh khu vực chợ Tân Thanh, Văn Lãng để vận chuyển về tiêu thụ trong khu vực nội địa.
Tại Hà Nội, sáng 18/12/2019, tổ công tác liên ngành đã kịp thời chặn giữ 3 ô tô tải chở lượng lớn hàng hóa, trên bao bì có in chữ nước ngoài trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Số hàng hóa trên 20 tấn sau đó đã được đưa về 1 kho hàng để kiểm tra làm rõ.
Tại đây, qua kiểm tra ban đầu, phần lớn hàng hóa là đồ chơi trẻ em (gồm súng nhựa, búp bê...); các loại bánh, kẹo, táo khô cùng một số mặt hàng tiêu dùng khác đều có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng lái xe không xuất trình được hóa đơn chứng từ hay các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đại diện Đội Quản lý thị trường số 5 cho hay, do lượng hàng lớn nên lực lượng quản lý thị trường mất khá nhiều thời gian để kiểm đếm, phân loại từng mặt hàng để có biện pháp xử lý…
Để hoàn thành nhiệm vụ công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 an toàn, lành mạnh, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về đảm bảo cung cầu, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2020.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các kho hàng, các điểm tập kết hàng hóa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng: Bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, thực phẩm tươi sống, chế biến trên địa bàn được phân công quản lý.
Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu
Xác định dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân tăng cao, để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả.
Các cơ quan chức năng chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 và các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại; các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, cảng hàng không... phân rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và trung ương đóng tại địa bàn.
Xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu và nội địa, trọng tâm kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Tập trung vào các mặt hàng: Ma túy, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp... Đồng thời, chủ động tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các lực lượng chức năng; chỉ đạo, điều phối công tác phối hợp lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Đẩy mạnh công tác điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Với Bộ Tài chính, cần chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Hải quan các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, đường sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát Hải quan; tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu.
Đồng thời, chỉ đạo Tổng cục Thống kê tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hóa đơn và hồ sơ mua bán, thu gom hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu từ cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực biên giới để ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa đơn hợp thức hóa hàng nhập lậu.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương cần phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương chủ động theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa Tết; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, triển khai dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.
H.Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44