Quyết liệt, thần tốc hơn nữa để có đủ vắc xin sớm nhất tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng

(LĐTĐ) Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vắc xin sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu đều phải triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chiến lược vắc xin phòng dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Australia ưu tiên cho Việt Nam tiếp cận sớm nhất nguồn vắc xin AstraZeneca Đề xuất bổ sung thêm đối tượng công nhân lao động vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 Mua vắc xin, thời điểm đã chín muồi

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 121/TB-VPCP ngày 25/5/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Quyết liệt, thần tốc hơn nữa để có đủ vắc xin sớm nhất tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng
Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, nhất là tại các khu công nghiệp. (Ảnh: VGP)

Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Chiều ngày 24/5/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản; đại diện lãnh đạo các bộ: Y tế, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo:

1. Trong tuần qua, biến chủng mới của vi rút SARS-CoV2 làm dịch bệnh bùng phát mạnh, nhanh trên diện rộng, khó kiểm soát hơn, nhất là đã xâm nhập sâu vào một số khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và của Bộ Y tế, các cấp, các ngành với quyết tâm cao nhằm đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phải phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Đến nay, cả nước vẫn cơ bản kiểm soát được dịch bệnh; nhưng dự báo nguy cơ bùng phát dịch trên phạm vi cả nước là rất cao; vì vậy chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; đồng thời phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động phải quyết liệt, khẩn trương, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong tình hình mới phải thần tốc và hiệu quả hơn; ngược lại cũng không quá hốt hoảng, hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì, thiếu bản lĩnh dẫn đến những quyết định không chính xác, không phù hợp với diễn biến tình hình thực tế dễ gây hậu quả; đặt mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân lên trên hết để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện mục tiêu kép.

Việc phòng, chống dịch có kết quả đã góp phần tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngay cả ở các địa phương đang có dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Tài chính, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an đã nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, góp phần cho thành công của cuộc bầu cử; đặc biệt là biểu dương lãnh đạo các tỉnh, địa phương đang có dịch đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao, thực hiện phân cấp có hiệu quả, đúng hướng, áp dụng các biện pháp cơ bản phù hợp đểphòng, chống dịch bệnh. Đến nay đã có 6 tỉnh trong số 30 tỉnh có dịch sau 14 ngày không ghi nhận thêm các ca mắc mới trong cộng đồng.

2. Tuy nhiên, thực tiễn phòng, chống dịch vừa qua cho thấy vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, bất cập cần được khắc phục ngay:

a) Có biểu hiện lúng túng, bị động trong phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp.

b) Việc quán triệt và chuẩn bị năng lực phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ tại một số địa phương còn bất cập; còn để xảy ra thiếu thốn một số loại trang thiết bị cần thiết trong một số tình huống cụ thể.

c) Công tác quản lý cách ly, theo dõi sức khỏe sau cách ly vẫn còn sơ hở, thiếu chặt chẽ.

d) Một số văn bản quy định, hướng dẫn còn bất cập, chưa theo kịp và chưa phù hợp thực tiễn phòng, chống dịch, nhất là chưa có các giải pháp đặc thù phù hợp với yêu cầu “chống dịch như chống giặc”.

đ) Một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn có biểu biện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng, bị động, chưa tích cực, thiếu chủ động, chưa phát huy tinh thần linh hoạt, sáng tạo, tỉnh táo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.

3. Dự báo trong các ngày tới, dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Tình hình này đòi hỏi các cấp, các ngành cần tiếp tục tập trung phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả hơn nữa; cần phát huy tốt các thành quả đã đạt được, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh để nhanh chóng thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh bằng các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả; phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo để xử lý và xem khó khăn, thách thức là động lực để vươn lên, để vượt qua và để trưởng thành; trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

a) Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương khẩn trương rà soát, sơ kết công tác phòng, chống dịch thời gian qua, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, kịp thời hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, hướng dẫn cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe nhân dân và cộng đồng, quyết tâm vừa chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế - xã hội toàn diện; trong đó chú ý thực hiện việc phân cấp, cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả hơn nữa và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.

b) Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vắc xin sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu đều phải triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chiến lược vắc xin phòng dịch Covid-19, trong đó:

- Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm toàn diện về việc mua vắc xin phòng dịch. Bộ cần đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp cận, đàm phán nhanh chóng mua các loại vắc xin từ nhiều nguồn khác nhau, bảo đảm có vắc xin sớm nhất, nhiều nhất có thể; có lộ trình, kế hoạch cho từng tháng, quý còn lại của năm 2021 và thời gian tiếp theo thật cụ thể, chi tiết trong từng khâu, từng công đoạn (giao nhận, vận chuyển, bảo quản... kể cả về các yếu tố tài chính, kinh phí cho cả quy trình), theo tinh thần thần tốc hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn nữa.

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích, ưu đãi để huy động lực lượng khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước; chủ động, tích cực tìm kiếm, nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất vắc xin trong nước.

- Có kế hoạch, lộ trình tiêm vắc xin bài bản, khoa học, hiệu quả, trong đó ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp; tuyệt đối không để lãng phí nguồn vắc xin có được. Rà soát để điều chỉnh, bổ sung danh mục đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin cho phù hợp với yêu cầu thực tế, chú ý cơ sở sản xuất lớn, khu dịch vụ có đông công nhân, người lao động.

- Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính để nhanh chóng thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 nhằm kêu gọi các nguồn đóng góp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân theo tinh thần huy động sức mạnh toàn dân và công khai, minh bạch, khách quan trong quản lý, sử dụng Quỹ.

c) Tình hình mới, điều kiện mới, yêu cầu mới về phòng, chống dịch đặt ra yêu cầu phải tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, thủ tục, hướng dẫn về phòng, chống dịch, nhất là các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động nhập cảnh, cách ly, khai báo y tế, an toàn phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất có đông công nhân... Trường hợp cần thiết có thể thực hiện thí điểm một số mô hình phù hợp, hiệu quả để nhân rộng khi đủ điều kiện.

d) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, các bộ và các địa phương có liên quan để khẩn trương hoàn thiện quy trình vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, nông sản giữa các vùng có dịch và các địa phương khác bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và không làm đình trệ, ách tắc hoạt động sản xuất kinh doanh.

đ) Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao chính quyền các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp.

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã có nhiều chỉ đạo về việc quản lý, tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài nhập cảnh. Giao Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cùng các cơ quan liên quan thực hiện đúng thẩm quyền, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và nhu cầu nguyện vọng thực tế chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp. Giao Bộ Ngoại giao khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân cấp quyết định và giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đúng luật pháp việc cho chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao và thân nhân nhập cảnh làm việc tại Việt Nam.

e) Giao Bộ Tài chính hướng dẫn ngay việc tiết kiệm chi thường xuyên, trước mắt trong năm tài chính 2021-2022 để có nguồn bổ sung cho hoạt động phòng, chống dịch, mua vắc xin và các yêu cầu khẩn cấp khác

g) Giao Bộ Nội vụ chủ trì, khẩn trương có hướng dẫn việc rút gọn quy trình, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ khen thưởng, kỷ luật trong bối cảnh phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, công khai, đúng người, đúng việc.

Trước mắt, giao Ban Chỉ đạo Quốc gia xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch.

h) Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh, lưu ý tránh đưa tin thụ động, một chiều, phải có phân tích, so sánh, đánh giá khách quan, trung thực, để nhân dân hiểu được, biết được về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, trách nhiệm phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để nhân dân thêm tin tưởng, ủng hộ và tích cực hợp tác, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tinh thần chung truyền thông là để “dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng thành quả”.

4. Giao Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích; nhắc nhở, phê bình, đề xuất xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân lơ là, thực hiện chưa tốt, vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Ban Chỉ đạo Quốc gia tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả về phòng, chống dịch và bảo đảm sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

5. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh, phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, quyết liệt, quyết đoán để quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả với tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; khi thấy cần thiết thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa, dập dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động