Quyết liệt triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn 2016-2020, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt cùng với sự tham gia, vào cuộc của các ban ngành đoàn thể. Qua đó đã góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Grab tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho dịch vụ giao nhận thức ăn trực tuyến Cảnh báo về thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Germany Gold Care Hà Nội thanh kiểm tra hơn 64.000 cơ sở sản xuất kinh doanh về an toàn thực phẩm

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về kết quả phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được các cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt cùng với sự tham gia, vào cuộc của các ban ngành đoàn thể.

Theo đó, Thành phố đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy phù hợp với thực tế tại địa phương; các ngành, các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn.

that chat an toan thuc pham
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà hàng trên địa bàn Thành phố. (Ảnh: Trần Thảo)

Công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch và đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm được triển khai hiệu quả. Từ năm 2016 đến nay, toàn Thành phố kiểm tra được 520.506 lượt cơ sở, phạt tiền 31.065 cơ sở vi phạm với số tiền phạt hơn 134,8 tỷ đồng.

Thành phố cũng chú trọng thực hiện các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm bảo đảm đúng quy định, toàn Thành phố cấp mới được 18.405 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 13.898 giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm, 1.703 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tiếp nhận 44.370 bản tự công bố sản phẩm thực phẩm.

Hằng năm, Thành phố đều kiện toàn 4 đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, chủ động điều tra và xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố, bảo đảm giám sát an toàn thực phẩm phục vụ các hội nghị, sự kiện lớn của Trung ương và Thành phố; Giám sát an toàn thực phẩm phục vụ các Lễ hội đầu Xuân tại các quận, huyện như Mỹ Đức, Tây Hồ, Sơn Tây, Sóc Sơn…

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về an toàn thực phẩm, đổi mới và đa dạng về hình thức phổ biến các văn bản mới, kiến thức về bảo đảm ATTP trên Website, tạp chí...; thông tin nhận biết thực phẩm an toàn, quy trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn, các điểm bán hàng an toàn để người dân nhận biết.

Giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về an toàn thực phẩm, duy trì và xây dựng tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người… Thành phố bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, hình thành các chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm an toàn trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, thu hút nhiều doanh nghiệp và Hợp tác xã tham gia được giám sát thường xuyên về điều kiện an toàn thực phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng...

Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, thời gian tới thành phố Hà Nội tập trung thực hiện tốt công tác chỉ đạo từ Thành phố tới xã, phường, thị trấn cùng với sự tham gia, vào cuộc của các ban ngành đoàn thể; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp, đa dạng về nội dung phù hợp cho từng đối tượng để nâng cao kiến thức, thực hành của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin các cơ sở đạt và không đạt về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và lựa chọn thực phẩm an toàn, tẩy chay thực phẩm không an toàn; triển khai tốt các chương trình, dự án, mô hình điểm về an toàn thực phẩm; phát triển hệ thống phân phối thực phẩm sạch, an toàn được sản xuất trên địa bàn; phát triển các vùng rau an toàn.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động