Quyết tâm “phủ sóng” trường công
Nên thu hồi đất để xây trường Thu hồi đất tại quận Hoàn Kiếm để xây trường Tiểu học Võ Thị Sáu |
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội có đa dạng các loại hình trường học ở cấp THPT gồm: Trường công lập (chuyên, không chuyên, hiệp quản, tự chủ), trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và trường nghề. Nếu tính theo số học sinh và quy mô trường lớp hiện nay, về cơ bản Hà Nội không thiếu trường học. Việc thiếu trường chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa bàn đông dân cư.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội. Ảnh: P.T |
Qua ghi nhận, việc phân bổ hệ thống trường THPT công lập có sự chênh lệch, dẫn đến áp lực vào trường công lập ở một số địa bàn cao hơn. Chẳng hạn, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, khu vực tuyển sinh 1 (gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ) có 4 trường công lập với 2.620 chỉ tiêu nhưng có gần 5.400 thí sinh dự thi; khu vực tuyển sinh 2 (gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) có 5 trường công lập với 3.600 chỉ tiêu, trong khi số thí sinh dự thi là hơn 5.500 em; khu vực tuyển sinh 3 (gồm các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân) có 9 trường công lập với 6.355 chỉ tiêu, trong khi số thí sinh dự tuyển là 13.615 em...
Còn lại, các khu vực tuyển sinh thuộc ngoại thành, việc vào lớp 10 đơn giản hơn vì diện tích rộng, có điều kiện xây nhiều trường lớp trong khi dân số thưa. Đặc biệt, ở vị trí xa trung tâm, khu vực tuyển sinh số 8 (gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây) thường xuyên có trường phải áp dụng chính sách tràn tuyến do không tuyển đủ chỉ tiêu.
Trước thực tế nhiều phụ huynh đặt ưu tiên học trường công lập cho con em mình, thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều giải pháp để đáp ứng. Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới các trường THPT gồm: Minh Hà (huyện Thạch Thất); Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); 1 trường tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Việt Hưng (quận Long Biên); Uy Nỗ, Nguyên Khê và Việt Hùng (huyện Đông Anh). Trong giai đoạn 2022 - 2025, thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025... UBND Thành phố cũng đã có Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp Thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.
Hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội đang tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng và thành lập mới, cải tạo sửa chữa các trường học đã được ghi vốn giai đoạn 2021 - 2025; ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường; tập trung tham mưu Thành phố rà soát các ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học, thu hồi các dự án chậm tiến độ xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường công lập; xây dựng quy hoạch mạng lưới trường đến năm 2023, tầm nhìn 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích...
Liên quan đến vấn đề này, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị Bộ GD&ĐT đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024. Cụ thể: Đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh. Cùng đó, Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hằng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.
UBND thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập. Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, mua sắm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng đào tạo của thị trường lao động Thủ đô, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ cao theo nhu cầu của xã hội.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong tình hình mới: Đầu tư, phát triển trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thành trung tâm đào tạo, học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.
Căn cứ dữ liệu về học sinh phổ thông trên cơ sở dữ liệu ngành, dự báo trong ba năm học tới, số học sinh lớp 9 tốt nghiệp Trung học cơ sở tăng khoảng 28.912 học sinh (tương đương 722 lớp). Cụ thể: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 134.942 học sinh, tăng khoảng 5.732 học sinh; năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 129.890 học sinh, tăng khoảng 680 học sinh; năm học 2026 - 2027, dự kiến có khoảng 151.710 học sinh, tăng khoảng 22.500 học sinh. Về quy mô các trường THPT công lập (không tính trường THPT công lập tự chủ và trường THPT công lập hiệp quản) so với năm học 2023 - 2024: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 121 trường (tăng 2 trường); năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 123 trường (tăng 4 trường) và năm học 2026 - 2027, có khoảng 125 trường (tăng 6 trường). |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57