Rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong sửa đổi 8 luật

(LĐTĐ) Ngày 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Sửa đổi 8 luật để "gỡ khó" từ thực tiễn hoạt động đầu tư, kinh doanh Trình Quốc hội xem xét sửa đổi 8 luật theo thủ tục rút gọn để tháo gỡ khó khăn về đầu tư, kinh doanh Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 6, cho ý kiến sửa đổi 8 luật

Cơ bản thống nhất với các nội dung Chính phủ trình

Theo cơ quan soạn thảo, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, việc sửa đổi một số điều của 8 luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, qua thảo luận, các đại biểu đã phát biểu cơ bản thống nhất với các nội dung Chính phủ trình, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và các Ủy ban. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị rà soát để các các quy định được sửa đổi, bổ sung lần này đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong từng luậdt được sửa đổi.

Rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong sửa đổi 8 luật
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Cụ thể, theo bà Mai, đối với Luật Đấu thầu, nhiều đại biểu mong muốn ngoài những nội dung sửa đổi như Chính phủ đề xuất, cần phải rà soát thêm để đưa vào sửa đổi một số nội dung hiện vẫn còn vướng mắc trong quá trình thực thi luật. Đối với Luật Đầu tư, các đại biểu đề nghị đặc biệt chú ý đến kỹ thuật lập pháp, đảm bảo tính thống nhất với các luật khác có liên quan.

Với việc sửa khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở, trong quá trình thực thi là phân cấp phân quyền và trong quá trình tổ chức thực thi có giám sát nhưng nếu chúng ta không thận trọng thì cũng dễ phát sinh những bất cập cần lường trước, nhận diện rõ…

Tăng cường giám sát

Cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi góp phần tạo bình đẳng cho các nhà đầu tư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là trong triển khai các dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nêu thực tế tại Hà Nội và nhiều địa phương khác khi một số dự án đất văn hóa có giá thấp nhưng khi chuyển đổi mục đích sang dự án xây nhà ở thương mại thì giá đất lại tăng lên rất cao so với thị trường. Điều này có thể gây thất thoát tài sản của Nhà nước, bởi theo quy định giá đất của các dự án văn hóa còn thấp; do đó, phân cấp, phân quyền thì phải tăng cường giám sát các dự án này để bảo đảm hiệu quả.

Đồng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) cho biết, đất đai là tài sản lớn của Nhà nước nên cần thận trọng bởi nhà đầu tư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng bất cứ loại đất nào khi có nhu cầu để thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Điều này có thể dẫn đến việc thất thu tài sản của Nhà nước, rồi những tác động khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang các dự án khác.

Rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong sửa đổi 8 luật
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho rằng, đất đai là tài sản lớn của Nhà nước nên cần thận trọng khi sửa đổi các quy định liên quan.

Chưa có sự đồng thuận cao thì không đưa vào dự án luật lần này

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) cũng nhất trí với việc ban hành luật để sửa đổi nhiều luật và cho rằng, mỗi kỳ của Quốc hội cần có một luật để sửa nhiều luật như hiện nay để kịp thời giải quyết các bất cập từ quá trình triển khai trong thực tiễn.

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương để các dự án được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tránh tình trạng các địa phương "đá bóng" lên Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo quá nhiều dự án, văn bản như hiện nay.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn Lâm Đồng), từng Dự án Luật cần sửa đổi, bổ sung cần tiếp tục được rà soát kỹ nhằm thể hiện rõ đó là những chính sách thực sự cấp bách, cần thiết và những vấn đề lớn, phức tạp, chưa rõ, chưa có sự đồng thuận cao thì không đưa vào dự án luật lần này.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển cũng cơ bản nhất trí với phương án do Chính phủ trình về sửa đổi Luật Đầu tư công, nhất trí đẩy mạnh phân quyền từ thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ sang thẩm quyền của bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương và HĐND cấp tỉnh đối với các dự án nhóm B và nhóm C sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là cần thiết, nhằm thống nhất với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như ý kiến của Uỷ ban Tài chính ngân sách đã thẩm tra. Tuy nhiên, cần quy định rõ ràng hơn về quy trình, thời hạn cũng như cách thức để Thủ tướng Chính phủ tiến hành thủ tục thông báo dự kiến bổ sung kế hoạch trung hạn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài này.

Rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong sửa đổi 8 luật
Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại tổ.

Về sửa Luật Đầu tư, đại biểu Nguyễn Văn Hiển đề nghị Dự thảo chỉnh lại cụm từ “dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên” thành “dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 250 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên” tại điểm g khoản 1 Điều 31 và sửa thành “dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 250 ha và quy mô dân số dưới 50.000” tại điểm b khoản 1 Điều 32.

Về sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở), đại biểu Nguyễn Văn Hiển cho rằng, phương án sửa phải bao quát hết các hình thức nhà đầu tư có quyền sử dụng đất trên thực tế để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Luật Đất đai, bao gồm 3 trường hợp: Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; Có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở; Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở.

Các hình thức sử dụng đất trên phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai (loại trừ các trường hợp: Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật).

Sau khi được chấp thuận nhà đầu tư thì nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại và hoàn thành nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai…

Nhiều đại biểu cùng cho rằng, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi và phát triển, thể hiện sự quyết tâm, hành động của Chính phủ nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.

Phương Thảo - Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Xem thêm
Phiên bản di động