Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô

(LĐTĐ) Có lẽ chưa bao giờ người dân Thủ đô lại sống trong hoàn cảnh “đặc biệt” như những ngày qua. Việc ở nhà phòng, chống dịch, ra đường phải có giấy đi đường, đi chợ cần có phiếu đi chợ… đã dần trở thành thói quen. Rằm tháng 7 năm nay cũng rất đặc biệt.
Chuyên gia phong thủy hướng dẫn cách đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 Thị trường Rằm tháng 7: Hàng hóa tinh xảo nhưng sức mua giảm mạnh

Rằm tháng 7 trong văn hóa người Việt

Lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn là một trong những nét đẹp trong tập tục, tín ngưỡng của Việt Nam. Theo tín ngưỡng cổ truyền, nhiều người vẫn cho rằng lễ Vu Lan và cúng Cô hồn là một, song thực tế, đây là hai ngày lễ hoàn toàn độc lập.

Với ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, đền ơn báo hiếu, Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, làm tròn bổn phận người con luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

Lễ cúng Cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng, những kẻ bị chết đường, chết chợ mà không được đưa đến cõi tốt hơn. Theo tín ngưỡng cổ truyền, vào dịp tháng 7 hàng năm, (từ ngày 2/7 Âm lịch), Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Mâm cúng lễ gia tiên của một gia đình

Khoảng thời gian này là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày “mở cửa địa ngục” ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

“Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn. Hai ngày lễ này gắn với hai sự tích khác nhau, tuy nhiên lại tổ chức vào một ngày khiến nhiều người nhầm lẫn”, anh Nguyễn Tiến, chuyên gia nghiên cứu bộ môn Huyền Học chia sẻ.

Trong ngày Rằm tháng 7, việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng Thần linh, cúng Gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh. Đối với bàn cúng Phật cần chuẩn bị mâm cỗ chay gồm xôi đỗ, giò chay, nem chay, canh nấm hoặc mâm ngũ quả đơn giản, thường được thụ lộc ngay tại nhà khi đã cúng xong.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Vàng mã thường được dùng trong ngày Rằm tháng 7 hàng năm

Lễ cúng gia tiên thường chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm gà lễ cánh tiên, xôi vừng dừa, nem rán, giò lụa, nộm gà kèm theo trái cây, hoa cúng, rượu, nhang. Lễ cúng chúng sinh cần chuẩn bị muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, quần áo hàng mã, tiền vàng và thời gian hợp lý nhất là chiều tối vì đây là lúc các vong linh trên đường về địa ngục. Đây là hai ngày lễ mang giá trị nhân văn trong văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần đền ơn, đáp nghĩa, tương thân tương ái với cả những linh hồn đã khuất…

Anh Nguyễn Tiến cho biết: “Thực ra về việc xấu hay tốt còn do nhiều quan điểm. Theo quan điểm cá nhân, thì tôi thấy câu hỏi này lại có phần thiên về Phong thủy hơn là Tâm linh. Tháng Giêng - tức tháng Dần, là khởi đầu của mùa xuân Mộc vượng, còn tháng 7 - tức tháng Thân lại bắt đầu chớm sang mùa thu và khí Kim vượng, như các bạn thấy đó là vì sao mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc sinh sôi, trong khi mùa thu Kim vượng nên Mộc sẽ suy, đó là lý do mùa thu thường cây sẽ bắt đầu rụng lá, để tích lũy qua mùa đông Thủy vượng, và đến mùa xuân lại quay về là mùa của Mộc, khép kín 1 vòng tuần hoàn như vậy”.

Phòng, chống dịch là trên hết

Rằm tháng 7 là một hoạt động cúng bái thường niên song hiện nay, trong bối cảnh trong nước và thế giới đang căng mình chống dịch, lễ cúng bị ảnh hưởng là điều tất yếu.

Thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, người dân Hà Nội chỉ được ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc thang… Và điều đương nhiên, vàng mã là vật phẩm không cần thiết nên việc mua bán đáp ứng nhu cầu tâm linh sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Chưa bao giờ trong ngày Rằm tháng 7, những tuyến phố đông đúc, náo nhiệt như phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) lại vắng vẻ, im lìm đến thế. Các cửa hàng đều đóng cửa phục vụ cho công tác chống dịch, chỉ còn lác đác vài cửa hàng mở hé để dọn dẹp.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Tất cả cửa hàng kinh doanh vàng mã trên phố Hàng Mã đều đóng cửa để phòng, chống dịch

Một số cửa hàng dán số điện thoại để khách hàng có thể liên lạc trong trường hợp cần thiết, song dù liên lạc được thì việc vận chuyển sẽ rất nan giải vì shipper chỉ phục vụ trao chuyển tại hệ thống siêu thị, chợ truyền thống và các chốt kiểm dịch rất chặt chẽ để hạn chế người dân đi lại.

Đối với công tác dịch phòng, chống Covid-19, lãnh đạo các cấp địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Chỉ thị 16, vì tháng 7 Âm lịch, nhu cầu mua hàng mã của người dân khá cao.

Theo một cán bộ Công an phường Hàng Mã, những ngành hàng không có trong danh mục theo công điện của Thành phố thì không được kinh doanh. Và vàng mã thì không có trong danh mục này, cũng không phải mặt hàng thiết yếu. Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị cũng thường xuyên nhắc nhở, vận động bà con nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ…

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Những mặt hàng vàng mã "hợp thời trang" năm nay đã không đến được với tay người dân

Thờ cúng tổ tiên, cúng bái cho các vong linh được yên an đã trở thành truyền thống tốt đẹp, song trong lúc cả đất nước cần chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh, sức khỏe của bản thân, xã hội và sự hồi phục của đất nước là điều đáng quan tâm nhất.

Lúc này, mỗi người cần hy sinh nhu cầu cá nhân để vì cái chung của đất nước vì chỉ một phút chủ quan, lơ lờ, mọi công sức của toàn Đảng, toàn dân sẽ trở về với con số không tròn trĩnh, các hệ thống y tế sẽ quá tải, gây thiệt hại với sức khỏe và nền kinh tế của đất nước. Thờ cúng là nhu cầu chính đáng, nhưng tuân thủ theo pháp luật là nhiệm vụ cần đặt lên hàng đầu.

Đây là ngày Rằm tháng 7 đặc biệt nhất từ trước tới giờ, các chùa không tổ chức long trọng Đại lễ Vu Lan báo hiếu, cũng khó tránh khỏi việc thiếu đồ cúng do sự hạn chế của dịch bệnh, song ý thức phòng, chống dịch dịch và tấm lòng chân thành là điều trân quý hơn cả.

Hải Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động