Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội

Chợ Hàng Bè ở phố cổ Hà Nội nổi tiếng với thực phẩm chế biến sẵn tươi ngon phục vụ cho cúng bái, lễ lạt. Ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, chợ Hàng Bè đã nhộn nhịp người mua xôi chè, gà, giò... và đồ lễ chuẩn bị dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên.
Bánh bao độc lạ được “săn lùng” dịp Rằm tháng Giêng Hoa bưởi được khách hàng săn đón trước ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhiều gia đình Việt. Vào ngày này, các gia đình có xu hướng làm những mâm cỗ thịnh soạn để cúng ông bà, tổ tiên với mong muốn cầu một năm mạnh khỏe, mọi việc như ý.

Do vậy, ngay từ sáng sớm 26/2 (tức Rằm tháng Giêng), tại nhiều khu chợ quanh địa bàn Thủ đô đã có rất đông người dân có mặt để mua sắm đồ cúng. Trong đó chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) là địa điểm được nhiều người lựa chọn.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ Hàng Bè là một trong những địa điểm được người dân lựa chọn để mua sắm mỗi khi đến dịp lễ, Tết.

Chợ Hàng Bè có xuất xứ từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay không còn là chợ chính thức, mà chỉ là tập hợp các cửa hàng dọc các phố Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên trong khu phố cổ Hà Nội. Từ lâu, chợ Hàng Bè nổi tiếng là nơi chuyên bán thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt liên quan đến đồ cúng, lễ lạt.

Khu chợ này còn được gọi với cái tên “chợ nhà giàu” vì phần lớn phục vụ cho nhu cầu mua bán của người dân phố cổ Hà Nội. Theo đó, giá thành các mặt hàng ở đây tương đối đắt đỏ, việc mua bán diễn ra theo thói quen không mặc cả. Chủ và khách thường đã quen mặt nên phát giá bao nhiêu mua bấy nhiêu, miễn sao chất lượng đảm bảo.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ bày bán các loại thực phẩm thế biến sẵn đa dạng.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, chợ Hàng Bè đã nhộn nhịp người mua, hàng hoá luân chuyển đến chợ liên tục.

Đồ ăn làm sẵn ở đây phong phú tới nỗi nhiều gia đình chỉ mất hơn 10 phút qua đây là có thể sắm đủ mâm cúng như gà luộc, thịt đông, dưa hành, giò chả, bánh chưng, xôi, nem rán... Bên cạnh đó, các hàng đồ khô cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các thành phần của một món ăn như canh măng, canh bóng bì... chỉ cần thực khách đến mua về đun nóng lại là có thể đưa lên mâm. Hàng xôi chè cũng được trình bày rất đẹp mắt.

Một trong những món “đặc sắc” của khu chợ này là gà ngậm hoa hồng được bán với số lượng lớn. Các cửa hàng cho biết, gà bán tại chợ được chọn kĩ càng từ những vùng nguyên liệu. Sau khi nhập về các cửa hàng sẽ sơ chế và luộc ngay từ sáng sớm để kịp đầu buổi sáng khách đến mua, đến chiều lại tiếp tục như vậy.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, người dân đã tất bật đi sắm lễ.

Gà để cúng phải đạt trọng lượng từ 1,5 - 3,5kg không quá to mà cũng không nhỏ. Da phải vàng, khi sơ chế không được làm hỏng bộ da. Gà được tạo hình trước khi cho vào nồi để khi luộc xong như con gà đang tung cánh, rồi cho gà ngậm thêm bông hoa hồng. Khi hoàn thiện để làm đồ thờ thì không những mang lại niềm tin về một năm tung cánh bay xa, mà còn gặp vận may ngày đầu năm mới.

Do là món đặc trưng, do vậy các cửa hàng lúc nào cũng đông đúc. Trong khu thịt gà lúc nào cũng có 5 - 6 người đảm nhiệm mọi công đoạn sơ chế, rồi 2 người đứng bán lại vừa phải nhận đơn, gọi giao hàng, mời khách... công việc cũng luôn chân luôn tay. Theo đó, giá gà từ 200 - 400 ngàn đồng/con tùy vào cân nặng.

Một số hình ảnh ghi nhận tại chợ:

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ Hàng Bè thoạt nhìn rất giản dị, nhưng thực phẩm nổi tiếng chất lượng và giá cả cao hơn những nơi khác.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Hàng xôi chè được trình bày rất đẹp mắt
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Vào ngày Rằm tháng Giêng lượng hàng hóa luân chuyển liên tục.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Bên cạnh thực phẩm, hoa bưởi cũng là mặt hàng được người dân săn đón trong dịp Rằm tháng Giêng. Một bó hoa bưởi đẹp để cúng Rằm phải có đủ cả nụ và hoa và lá phải tươi. Tại chợ Hàng Bè, hoa bưởi được bán với giá 30 ngàn đồng/lạng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Hàng hóa ở đây phong phú tới nỗi nhiều gia đình chỉ mất hơn 10 phút qua đây là sắm đủ mâm cúng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Trong đó, món được coi là "đặc sản" là món gà ngậm hoa hồng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Gà được chế biến cầu kì, trang trí đẹp mắt.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Khách hàng xếp hàng đợi lấy gà để về cúng.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động