Sáng mãi đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương có số người hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng lớn nhất toàn quốc, trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn xác định công tác chăm sóc người có công với cách mạng, "đền ơn đáp nghĩa" là hoạt động thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, trong những dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm lớn như Ngày thương binh liệt sỹ 27/7, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các hoạt động này càng được dấy lên mạnh mẽ, thiết thực và cụ thể.
sang mai dao ly uong nuoc nho nguon Luôn trân trọng, tri ân người có công
sang mai dao ly uong nuoc nho nguon Lan tỏa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Khắp nơi tri ân người có công

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong những ngày kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, nhiều quận huyện của thành phố Hà Nội đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà địa phương có truyền thống cách mạng; gia đình có công với cách mạng và người tham gia hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy.

Điển hình, tại huyện Gia Lâm, đồng chí Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm dẫn đầu đoàn cán bộ đã tới thăm, làm việc tại xã Trung Mầu- xã có truyền thống cách mạng đồng thời đến thăm gia đình ông Nguyễn Đức Lợi sinh năm 1926 là cán bộ tiền khởi nghĩa; người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày đang sinh sống tại xã Phù Đổng. Dịp này, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt cũng đã đến thăm các gia đình: Bà Lê Thị Tám - người có công giúp đỡ cách mạng được tặng “Bằng có công với nước” ở thị trấn Yên Viên; ông Lê Đình Bẩy - cán bộ Tiền khởi nghĩa ở xã Yên Viên; ông Trần Công Hợp - người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đầy ở xã Yên Thường, còn đồng chí Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cũng đã đến thăm, tặng quà lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày tại xã Văn Đức và thị trấn Trâu Quỳ; thăm, tặng quà 05 Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các xã Yên Viên, Phù Đổng, Đặng Xá, Văn Đức. Tại các địa chỉ đến thăm, các đồng chí lãnh đạo huyện Gia Lâm ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của các gia đình đồng thời trao quà của Thành phố và huyện đến gia đình, chúc các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

sang mai dao ly uong nuoc nho nguon
Lãnh đạo huyện Thường Tín tặng quà cho các gia đình có công

Tương tự, dịp này, các đồng chí lãnh đạo huyện Ứng Hòa cũng đã đến thăm cơ sở cách mạng xã Trầm Lộng và tặng quà cho 05 đối tượng là cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu, chiến sỹ bị địch bắt tù đày của xã, tặng quà 02 đối tượng người có công có hoàn cảnh khó khăn ở xã Minh Đức. Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Ứng Hòa đã bày tỏ lòng biết ơn trước sự hy sinh to lớn của những người có công và gia đình chính sách, đồng thời bày tỏ mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Ứng Hòa cũng đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng, phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tạo điều kiện để các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu cho gia đình và địa phương…

Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 74 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, lãnh đạo huyện Chương Mỹ cũng đã tới thăm, tặng quà cơ sở cách mạng thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến và người có công tiêu biểu. Thôn Tiến Tiên là một trong những cơ sở cách mạng quan trọng của Đảng và Nhà nước trong những năm kháng chiến. Đây chính là nơi thành lập chi bộ Đảng Nam Hài - Tiến Tiên - chi bộ Đảng Cộng sản thứ 2 của huyện Chương Mỹ. Với truyền thống cách mạng và tinh thần đấu tranh kiên cường, làng Tiến Tiên đã được tặng Bằng "Có công với nước" và Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công".

Thôn có 4 gia đình tiền khởi nghĩa được tặng Bằng “Có công với nước” và Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, 14 gia đình cơ sở kháng chiến được tặng Huân, Huy chương và Bằng khen, có 3 bà Mẹ được truy tặng và phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng";150 người con của làng Tiến Tiến được tặng Huân, Huy chương các loại và bằng khen, giấy khen... Đến thăm, tặng quà cơ sở cách mạng thôn Tiến Tiên, đại diện lãnh đạo huyện Chương Mỹ đã ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Tiến đã đạt được trong những năm qua đồng thời trao quà của Thành phố, huyện Chương Mỹ cho thôn Tiến Tiên.

Sau khi thăm, tặng quà cho cơ sở cách mạng Tiến Tiên, đại diện lãnh đạo huyện Chương Mỹ cùng đoàn cán bộ còn đến thăm, tặng quà của thành phố Hà Nội, của huyện tới cụ Nguyễn Đình Tôn - cán bộ lão thành cách mạng tại nhà riêng ở thôn Tiến Tiên và thăm, tặng quà ông Lưu Công Vinh - người họat động kháng chiến bị địch bắt tù đày và cũng là bệnh binh 2/3 tại nhà riêng ở thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình.

Sáng mãi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Theo thống kê, Hà Nội hiện có, hơn 93 nghìn người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hằng tháng với tổng số kinh phí chi trả mỗi năm hơn 1.600 tỷ đồng. Công việc nhiều, số lượng người có công lớn, song thành phố luôn triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước, đồng thời ban hành nhiều chính sách phù hợp tình hình thực tiễn ở Thủ đô.

Còn số liệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội từ đầu năm 2019 đến nay, Thành phố đã giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với gần 90.000 trường hợp người có công với mức kinh phí: Trên 152 tỷ đồng/tháng và giải quyết 214.717 hồ sơ đề nghị chính sách ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công với kinh phí trên 148,3 tỷ đồng.

Nhiều chỉ tiêu trong phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” của Thành phố đã đạt hoặc vượt mức kế hoạch tiêu biểu như: Vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn Thành phố đạt 32.672 triệu đồng (kế hoạch: 22.120 triệu đồng, đạt 147,7 %), tặng 4.169/2.645 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí 5.227 triệu đồng, đạt 157,6% so với kế hoạch. Các quận, huyện, thị xã đã thực hiện tu sửa nâng cấp 96/65 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 60.713 triệu đồng, đạt 147,7% so với kế hoạch, trích ngân sách địa phương, vận động xã hội hóa trong việc tu sửa nâng cấp 378/262 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí 16.192 triệu đồng đạt 144,3% kế hoạch.

Riêng trong dịp 2/9 năm nay, UBND Thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng với tổng số đối tượng được tặng quà là 4.656 người, với số tiền gần 4,8 tỷ đồng. Theo quyết định này, UBND Thành phố gửi suất quà 1 triệu đồng tới những người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ 1/1/ 1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Mức quà 1 triệu đồng cũng được gửi tới người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”. Nếu người đứng tên trong Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” đã mất, thì đại diện vợ, chồng hoặc con nhận thay... Dịp này, thành phố Hà Nội còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu tại những địa phương có cơ sở cách mạng là quận Hà Đông và các huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai và Ứng Hòa…

Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc một cách cụ thể, thiết thực. Thông qua các hoạt động này của Thành phố đã hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công có đời sống ổn định, có khả năng vươn lên mức sống cao và bền vững, động viên các gia đình chính sách, người có công có điều kiện tiếp tục phát huy truyền thống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của địa phương.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động