Sập bẫy chiêu trò cộng tác viên online, nạn nhân bị chiếm đoạt gần 600 triệu đồng
Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần Sen Tài Thu Đầu tư vàng online, người đàn ông bị chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng Tự xưng là giám đốc để lừa đảo tiền tỷ cho bạn gái vay |
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), tình trạng lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong tuần từ ngày 19 - 25/2, 5 hình thức lừa đảo trực tuyến nổi bật được Cục An toàn thông tin điểm lại nhằm giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác.
Nhiều người bị sập bẫy chiêu trò lừa đảo cộng tác viên online (Ảnh: Cục An toàn thông tin) |
Sập bẫy chiêu trò cộng tác viên online, nạn nhân bị chiếm đoạt gần 600 triệu đồng
Ngày 19/2, Công an quận Tây Hồ tiếp nhận đơn trình báo của anh T (quận Tây Hồ, Hà Nội). Anh T có lên mạng xã hội làm cộng tác viên bán hàng online. Tại đây, anh T đã đóng 560 triệu đồng để làm nhiệm vụ thanh toán đơn hàng nhưng không rút được tiền ra, lúc này anh T phát hiện mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Các đối tượng lừa đảo luôn đưa ra những lời chào mời rất hấp dẫn, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền của nạn nhân. Với mỗi đơn hàng, người dân được chào mời sẽ được hưởng lãi suất cao (10 - 15% giá trị đơn hàng). Khi thanh toán các đơn hàng đầu, có giá trị nhỏ, nạn nhân được nhận tiền hoa hồng, đến đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền của nạn nhân.
Cảnh giác lừa đảo khi mua vé xem phim “Đào, Phở và Piano” trên mạng xã hội
Ngày 20/2, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã lên tiếng cảnh báo khán giả cẩn trọng, tránh bị lừa khi mua vé xem phim “Đào, Phở và Piano” qua các hội, nhóm trên mạng xã hội. Nhiều người dùng vì không thể mua vé tại quầy cũng như trên trang web chính thống đã nhẹ dạ cả tin mua lại của những đối tượng “giao bán lại vé” để rồi bị chiếm đoạt tài sản.
Sau sự việc sập trang web vì sự quá tải truy cập cùng với tình trạng lừa đảo bán vé trên mạng xã hội, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đưa ra thông báo chính thức trên website, vé phim “Đào, Phở và Piano” hiện chỉ bán trực tiếp tại quầy vé (không bán online) nhằm giảm thiểu tình trạng khán giả bị các bên giả mạo lừa đảo.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo khán giả không mua vé người khác bán lại trên Internet, tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.
Cảnh giác lừa đảo khi mua vé xem phim "Đào, Phở và Piano" trên mạng xã hội (Ảnh: Nguồn: Cục An toàn thông tin) |
Quảng cáo xây nhà trên mạng xã hội, đối tượng chiếm đoạt hơn 2,5 tỷ đồng
Qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam phát hiện một đối tượng liên tục sử dụng các trang mạng xã hội Facebook có tài khoản “Nhà gỗ Bảo Lâm” và “Nét đẹp Cổ truyền” chạy quảng cáo có khả năng thi công, xây dựng nhà gỗ các loại với các hình ảnh, thiết kế đa dạng, hấp dẫn... sau đó yêu cầu các chủ đầu tư có nhu cầu làm nhà gỗ chuyển tiền đặt cọc nhưng thực chất nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại cơ quan công an, trước tài liệu, chứng cứ thu thập được, đối tượng khai nhận do làm ăn thua lỗ, nợ tiền của nhiều người nên đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội. Khi các bị hại tin tưởng chuyển tiền đặt cọc xây dựng nhà gỗ thì đối tượng hủy kết bạn, chặn toàn bộ liên lạc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Với các thủ đoạn trên, từ đầu năm 2023 đến nay, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại ở các tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền chiếm đoạt 2,5 tỷ đồng.
Cảnh báo đường dây giả danh công an, kiểm soát viên gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của nhiều nạn nhân
Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an các địa phương thực hiện bắt giữ 32 nghi can thuộc đường dây giả danh công an, kiểm sát viên gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của nhiều nạn nhân.
Qua điều tra ban đầu, công an xác định các nghi phạm trong băng nhóm này là người Việt Nam và Đài Loan, hoạt động lừa đảo thông qua công ty của nước ngoài, gồm 3 tuyến D1, D2 và D3.
D1 là nhóm giả danh cơ quan chức năng gọi điện đến nạn nhân thông báo số điện thoại của nạn nhân sẽ bị khóa sim, tài khoản ngân hàng sẽ bị phong tỏa vì nạn nhân đang liên quan đến các tổ chức lừa đảo hoặc tài khoản, số điện thoại đang được các tổ chức lừa đảo sử dụng để hoạt động phạm tội.
Khi nạn nhân đã tin tưởng, rơi vào bẫy, nhóm này sẽ chuyển cuộc gọi của nạn nhân cho nhóm D2 (tự xưng là cán bộ Cục Cảnh sát Bộ Công an hoặc kiểm sát viên của Viện Kiểm sát) thông báo cho nạn nhân việc giấy tờ tùy thân của nạn nhân đang bị tội phạm lợi dụng để phạm tội, yêu cầu phối hợp điều tra, đe dọa ra lệnh bắt tạm giam, lệnh phong tỏa tài khoản của bị hại. Sau khi biết nạn nhân đã dính bẫy, nhóm này yêu cầu nạn nhân khai báo thông tin về tài sản (sổ tiết kiệm, tiền mặt, vàng, ngoại tệ, xe cộ...) để “cơ quan chức năng” xác minh.
Khi nạn nhân cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu… các thông tin này sẽ chuyển cho D3 (đối tượng cầm đầu đường dây), yêu cầu nạn nhân ra ngân hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, đọc thông tin đăng nhập và các mã OTP; rút sổ tiết kiệm để chuyển tiền vào ngân hàng của đối tượng nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng điện tử của nạn nhân.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác tránh trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo. |
Thủ đoạn lừa đảo “Đầu tư tài chính” thông qua các trang mạng xã hội
Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị nhận một số tin tố giác tội phạm liên quan đến thủ đoạn lừa đảo “đầu tư tài chính qua mạng xã hội”.
Với thủ đoạn tạo hồ sơ cá nhân giả mạo trên mạng xã hội với thông tin hoành tráng, lôi kéo qua tin nhắn, quảng cáo sàn đầu tư có nguồn gốc nước ngoài, hứa hẹn lợi nhuận khủng, dẫn dụ nạn nhân đầu tư nhỏ trước, sau đó yêu cầu đầu tư số tiền lớn hơn...
Các đối tượng lừa đảo sử dụng các mô hình kinh doanh trực tuyến qua ứng dụng hay website trực tuyến, quảng cáo lãi suất cao, an toàn và linh hoạt để thu hút nạn nhân.
Ban đầu các đối tượng tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, đầu tư số tiền nhỏ, người đầu tư dễ dàng rút về số tiền thưởng, đó cũng chính là “mồi câu”, dẫn dụ người chơi đầu tư số tiền lớn hơn và không thể rút tiền trên ứng dụng hoặc website.
Sau đó, các đối tượng yêu cầu người chơi phải tiếp tục đóng các khoản tiền để xác minh, lệ phí,… để rút tiền. Với tâm lý muốn lấy lại số tiền đã đóng nên nhiều bị hại đã chuyển cho đối tượng hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Có thể thấy, hành vi của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến ngày một trở nên tinh vi và phức tạp. Các đối tượng hoạt động theo quy mô lớn thông qua không gian mạng một cách chuyên nghiệp, điều này khiến việc nhận diện và xử lý lừa đảo của cơ quan chức năng trở nên khó khăn hơn.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác, đồng thời tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Người dân cần tuyệt đối cảnh giác với các lời mời chào đầu tư có lãi suất cao bất thường; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân: Căn cước công dân; mã OTP, số thẻ ngân hàng,... cho bất kỳ ai hoặc trên bất kỳ trang web lạ nào.
Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (28/12): Giá dầu thế giới bật tăng phiên cuối tuần
Trận lượt về giữa Việt Nam và Singapore: "Choáng" với giá vé chợ đen
Nhận định trận Leicester và Man City: Hai kẻ khốn cùng gặp nhau
Việt Nam - Singapore: Thắng tưng bừng để vào chung kết
Tỷ giá USD hôm nay (28/12): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ
Giá vàng hôm nay (28/12): Vàng trong nước tiếp tục tăng
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/12: Trời rét, sáng sớm có mưa nhỏ vài nơi
Tin khác
Livestream bán số để quay "túi mù" trả thưởng có dấu hiệu của tội tổ chức đánh bạc
Tin nóng 27/12/2024 18:03
Sẽ thu hồi tài sản ở nước ngoài của Mr Pips Phó Đức Nam
Tin nóng 27/12/2024 12:17
Tạm giữ hình sự nhóm 7 đối tượng phân phối giấy khám sức khỏe giả
Tin nóng 27/12/2024 12:16
Ngăn chặn sản xuất, kinh doanh pháo trái phép
Tin nóng 26/12/2024 08:46
Vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2: Những giọt nước mắt muộn màng
Pháp đình 25/12/2024 15:19
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Pháp đình 24/12/2024 16:51
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43