Sẽ có một số thay đổi trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020

(LĐTĐ) Trong mùa tuyển sinh năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không xác định chỉ tiêu trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trừ giáo dục mầm non. Với các ngành mới mở, chỉ tiêu không được vượt quá 50,…  
se co mot so thay doi trong tuyen sinh dai hoc cao dang nam 2020 Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi học sinh, sinh viên đi học trở lại
se co mot so thay doi trong tuyen sinh dai hoc cao dang nam 2020 Các trường học chuẩn bị tốt nhất cho học sinh đi học trở lại

Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 đối với tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 13/2. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 7 đầu cầu truyền hình tại Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Cần Thơ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị.

Tỷ lệ thí sinh nhập học thấp mặc dù trúng tuyển cao

Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2019, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng thông tin: Tuyển sinh năm 2019 đã hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh; áp dụng công nghệ thông tin triệt để trong tất cả các khâu tuyển sinh; đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa số thí sinh ảo và kiểm soát tình trạng vượt chỉ tiêu tuyển sinh…

Công tác tuyển sinh cũng đảm bảo quyền tự chủ của trường theo đúng quy định của pháp luật; minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.

se co mot so thay doi trong tuyen sinh dai hoc cao dang nam 2020
Quang cảnh hội nghị

Phần mềm tuyển sinh đã phát huy tác dụng cho thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất và giúp trường thống kê, dự tính được thí sinh ảo để chủ động trong tuyển sinh. Hệ thống ổn định,không có hiện tượng nghẽn mạng. Có sự phối hợp tốt giữa Ban Chỉ đạo quốc gia và trường, nhóm trường (2 nhóm, với 53 và 90 trường) trong suốt quá trình thực hiện xét tuyển nên quy trình xét tuyển ổn định.

Đặc biệt, điểm trúng tuyển phản ánh phân loại chất lượng giữa các nhóm trường khá rõ ràng, là cơ sở để người học, cơ quan quản lý, xã hội đánh giá, giám sát. Bên cạnh đó, điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng nhẹ cùng với mức tăng điểm sàn; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với năm trước.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh 2019 vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Trong đó, một số cơ sở đào tạo xác định tổ hợp không phù hợp với ngành đào tạo. Một số cơ sở đào tạo lạm dụng quyền tự chủ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp hoặc nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố…

Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển, nhập học vào ngành sư phạm thấp. Còn hiện tượng nhập thiếu, không nhập, nhập không đúng thời gian, cấu trúc, nội dung… theo quy định về việc nhập danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh xác nhận nhập học, thí sinh đã nhập học lên hệ thống...

Đáng chú ý, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 cao (115,39% chỉ tiêu) nhưng nhập học thấp (63,89% so với số trúng tuyển) do trường không nhập đầy đủ danh sách xác nhận nhập học lên hệ thống. Một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỷ lệ học sinh đỗ Đại học.

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh năm 2020

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định công tác tuyển sinh năm 2019 nhìn chung được đánh giá thành công trên nhiều phương diện. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề cần rút kinh nghiệm và chưa được như mong muốn. Kế thừa kết quả công tác tuyển sinh 2019, theo Bộ trưởng, năm 2020 chúng ta cần làm tốt hơn nữa.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tinh thần chung của kỳ tuyển sinh năm 2020 vẫn là giữ ổn định. Đối với công tác chuẩn bị tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các trường Trung học phổ thông tập trung dạy và ôn tập theo hướng dẫn của Bộ. "Đề thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2019, do đó các trường cần tập trung, tránh tình trạng học tủ, học lệch", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

se co mot so thay doi trong tuyen sinh dai hoc cao dang nam 2020
Trong mùa tuyển sinh năm 2020, sẽ có một số chính sách dự kiến thay đổi so với năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Giải đáp vấn đề được người dân hết sức quan tâm trong thời điểm này đó là dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra có ảnh hưởng đến thời gian diễn ra kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia hay không, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Việc có điều chỉnh lại thời gian thi Trung học phổ thông quốc gia hay không, Bộ sẽ xem xét và thông báo cụ thể".

Theo đó, Bộ vẫn đang theo dõi rất sát sao tình hình diễn biến của dịch. Tại thời điểm này, các nhà trường đều có khung thời gian học bù trong kế hoạch.

Trong mùa tuyển sinh năm 2020, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, sẽ có một số chính sách dự kiến thay đổi so với năm ngoái. Đối với quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ sẽ không xác định chỉ tiêu trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trừ giáo dục mầm non.

Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học mới được mở ngành trong năm tuyển sinh được xác định chỉ tiêu nằm trong năng lực đào tạo của khối ngành tương ứng và không vượt quá 50 chỉ tiêu tuyển sinh/ngành mới.

Bộ sẽ bổ sung quy định riêng về xác định chỉ tiêu đối với nhóm ngành thuộc lĩnh vực Du lịch, Công nghệ thông tin tại các trường có khoá tuyển sinh đại học thứ 2 trở đi. Giảng viên thỉnh giảng là chuyên gia có bằng Thạc sỹ trở lên hoặc tốt nghiệp Đại học cùng ngành và có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo. Tổng số giảng viên thỉnh giảng tối đa bằng 40% tổng giảng viên hữu cơ.

Đối với chế tuyển sinh sẽ tích hợp các nội dung điều chỉnh tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, chất lượng cao... vào cùng một quy chế tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non để đảm bảo tính hệ thống, dễ tra cứu, áp dụng.

Bộ sẽ quy định các nguyên tắc và mở rộng quyền tự chủ đối với các trường tổ chức thi tuyển sinh (thi các môn văn hóa, năng khiếu, đánh giá năng lực...) nhằm điều chỉnh pháp luật sát với thực tế, đảm bảo chất lượng đầu vào và nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường.

Kỳ tuyển sinh năm 2020, Bộ vẫn sẽ tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe, đồng thời bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.

"Đối với các trường vi phạm, đối với cán bộ, công chức, người lao động và thí sinh vi phạm, đặc biệt là thí sinh gian lận, liên quan đến gian lận trong thi, tuyển sinh… Bộ sẽ có quy định chế tài chặt chẽ để nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học", Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết.

Đáng lưu ý, việc quy định mức giá dịch vụ tuyển sinh năm nay sẽ thuộc trách nhiệm các cơ sở giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định mức thu, nhưng công tác tuyển sinh năm 2020 vẫn phải thực hiện ổn định như các năm trước để thí sinh chủ động quy trình và ổn định tâm lý…

P.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động