Sẽ có thêm khoảng 15.000 căn nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng
Hà Nội dành hơn 400ha để phát triển nhà ở xã hội Điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội |
Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Đây là quy định mới, liên quan đến đảm bảo quyền lợi người lao động và trách nhiệm, vai trò của tổ chức Công đoàn, góp phần cơ bản giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình Tổng Liên đoàn thực hiện Đề án xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tham luận tại hội nghị. (Ảnh: Quốc hội) |
Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh mới.
Ngay sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến Luật đến đội ngũ cán bộ chủ chốt và thông qua báo chí phổ biến đến đoàn viên, người lao động, nhằm nâng cao nhận thức, và thống nhất hành động trong các cấp Công đoàn về vấn đề nhà ở trong công nhân.
Đồng thời, chỉ đạo xây dựng quy trình xây dựng đầu tư nhà ở theo quy định của pháp luật xây dựng và pháp luật đầu tư, bám sát yêu cầu nội dung mới của Luật và các dự thảo nghị định mà Bộ Xây dựng đang nghiên cứu trình Chính phủ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo rà soát tại địa phương việc giới thiệu địa điểm đất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để tiến hành khảo sát nhu cầu xây nhà ở cho công nhân. Từ khi Luật thông qua, đã triển khai ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Tiền Giang và thành phố Hải Phòng. Dự kiến trong quý II sẽ khảo sát tiếp tại 6 tỉnh. Sau khảo sát sẽ triển khai lập công tác lập quy hoạch chi tiết, chuẩn bị công tác đầu tư.
“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai dự án xây dựng nhà ở theo giai đoạn đầu tư, dự kiến đến năm 2025, Tổng Liên đoàn sẽ đầu tư xây dựng thêm khoảng 3.000 căn hộ, giai đoạn 2026 - 2030 sẽ xây dựng 10.000 đến 15.000 căn hộ nhà ở xã hội. Nội dung này dự kiến Đoàn Chủ tịch và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cho ý kiến vào tháng 4/2024”, ông Ngọ Duy Hiểu nêu rõ.
Cùng với đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tích cực tham gia đề xuất hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Luật Nhà ở (sửa đổi).
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: Quốc hội) |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực tham gia với Bộ Xây dựng để hoàn thiện các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, trong đó có nghị định liên quan đến hướng dẫn thi hành khoản 4 Điều 80, xây dựng quy định phù hợp với Luật Công đoàn, đảm bảo nguồn lực để thực hiện quy định này, tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để đảm bảo kiện toàn các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của người lao động.
Cùng với đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2024.
“Chúng tôi cũng xác định đây là dự án Luật khó, và trong bối cảnh mới thì càng khó hơn, đòi hỏi Luật trong quá trình sửa phải giải quyết thấu đáo nhiều mối quan hệ, trong đó có những nội dung, vấn đề thậm chí trở thành xung đột, mâu thuẫn như giữa yêu cầu, đại diện, bảo vệ tốt cho người lao động với chủ trương xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ, hay giữa việc thực hiện tốt chức năng là tổ chức đại diện với việc làm tròn chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể chính trị trong hệ thống chính trị đặt ra”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Cho rằng đây là vấn đề rất lớn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tổ chức Công đoàn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án Luật này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, người lao động
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết
Chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện
Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Tin khác
Trao hơn 1.600 suất quà đến đoàn viên, người lao động huyện Mê Linh dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vì lợi ích đoàn viên 10/01/2025 06:15
LĐLĐ huyện Mỹ Đức trao quà cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2025
Vì lợi ích đoàn viên 09/01/2025 18:07
Ngành GTVT Hà Nội: Triển khai hiệu quả hoạt động công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 09/01/2025 15:20
LĐLĐ quận Tây Hồ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 09/01/2025 14:48
Nâng cao công tác phối hợp chăm lo tốt đời sống đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 08/01/2025 20:42
Để người lao động thêm tin yêu, gắn bó với tổ chức Công đoàn
Công đoàn 07/01/2025 16:50
Ấn tượng chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại huyện Phúc Thọ
Vì lợi ích đoàn viên 05/01/2025 18:46
Trao yêu thương đến người lao động huyện Đông Anh dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vì lợi ích đoàn viên 05/01/2025 11:45
Nữ cán bộ Công đoàn năng động, hết lòng chăm lo lao động nữ
Vì lợi ích đoàn viên 04/01/2025 18:58
Món quà ý nghĩa cho đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 03/01/2025 22:00