SHB đầu tư vốn đẩy mạnh phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
SHB dành 3.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 | |
Chung tay đẩy lùi dịch COVID-19: SHB dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch online |
Theo đó SHB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có hạn mức dự án lớn nhất trên tổng số 9 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia dự án. Với tinh thần chia sẻ khó khăn cùng người dân, doanh nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long, SHB luôn sẵn sàng cung ứng các giải pháp tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo – một trong những ngành đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế vùng.
Đại diện SHB – bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc và bà Trần Anh Thư, Giám đốc chi nhánh Sở GD3 – BIDV ký thỏa thuận hợp tác |
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Trong đó, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 trở lại đây, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức từ ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, cũng như khó khăn riêng của vùng là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện trở lại với mức độ ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Điều này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng khi tín dụng của cả vùng những tháng đầu năm 2020 giảm 0,27% so với cuối năm 2019; dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng giảm 0,56%. Tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 2/2020 của 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang đến hết tháng 02/2020 thấp dưới 2%.
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trong cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, thời gian qua, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại cũng cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thu mua lúa, gạo; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua lúa, gạo có nhu cầu vay vốn để xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo cho người dân.
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) được tài trợ bởi Ngân hàng Thế Giới (WB) có cấu phần tín dụng là 105 triệu USD nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho 2 ngành lúa gạo và cà phê ở 2 vùng sản xuất chủ lực là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Thông qua 9 Ngân hàng thương mại cổ phần được lựa chọn, nguồn vốn nhằm cho vay các doanh nghiệp nâng cấp công nghệ, thiết bị chế biến gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cho nông dân vay tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên. SHB hiện là ngân hàng thương mại cổ phần có hạn mức lớn nhất trên tổng số 9 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia dự án.
Bà Ngô Thu Hà - Phó Tổng giám đốc SHB cho biết: “Việc tăng hạn mức thêm 300 tỷ đồng cho hợp phần lúa gạo của năm 2020 nâng tổng hạn mức dự án lên 700 tỷ đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện nay khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn… SHB sẵn sàng cung ứng các giải pháp tài chính với lãi suất ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Bên cạnh đó, với tinh thần chia sẻ khó khăn cùng người dân, doanh nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long, SHB luôn đồng hành, hỗ trợ, tư vấn sử dụng vốn, tinh giản các thủ tục theo hướng nhanh gọn, thuận tiện giúp người dân nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả. ”
Được lựa chọn tham gia dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững giai đoạn tháng 7 năm 2017, với nguồn vốn cho vay trung dài hạn và lãi suất cho vay ưu đãi, tài trợ cho 2 lĩnh vực sản xuất lúa gạo và trồng cây cà phê, SHB đã mang lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng là đối tượng người nông dân khu vực Tây Nguyên và khách hàng doanh nghiệp sản xuất lúa gạo thuộc địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế tại hai địa bàn này.
Trước đó, hưởng ứng dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững – VnSAT” của Chính phủ đặc biệt là tái canh cây cà phê – một ngành kinh tế mũi nhọn được định hướng phát triển mạnh trong giai đoạn 2015-2025, với vai trò là một tổ chức tín dụng uy tín hàng đầu, SHB đã cam kết tài trợ vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm nhằm tái canh cây cà phê hiệu quả trên địa bàn Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp 23/11/2024 15:19
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp 19/11/2024 20:00
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp 10/11/2024 19:52
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp 10/11/2024 15:16
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Doanh nghiệp 09/11/2024 06:39
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06