Rao bán chứng minh nhân dân trên mạng xã hội:

Siết chặt quản lý, đảm bảo an toàn thông tin cho người dân!

(LĐTĐ) Mới đây, thông tin về việc hàng nghìn chứng minh nhân dân của người Việt được rao bán công khai trên mạng xã hội với giá 9.000 USD (khoảng 207 triệu đồng) được dư luận quan tâm. Vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với công tác bảo mật dữ liệu, quản lý thông tin cá nhân…
Cách bảo vệ dữ liệu cá nhân khi thiết bị điện tử bị đánh cắp Facebook cho phép người dùng xóa dữ liệu cá nhân dễ dàng hơn Cách đối phó với 5 kiểu đánh cắp dữ liệu phổ biến nhất

Lo ngại tình trạng lộ thông tin cá nhân

Ngày 13/5, trên diễn đàn chuyên mua bán, trao đổi dữ liệu của giới hacker, một thành viên có tên “Ox1337xO” đã đăng tải nội dung rao bán 17GB dữ liệu, chứa ảnh chụp chứng minh nhân dân của hàng nghìn người Việt Nam. Tài khoản này cho biết, đang sở hữu các gói dữ liệu lớn gồm các thông tin KYC (Know Your Customer - thông tin xác định danh tính, thông tin người dùng bao gồm: Tên, ngày sinh, địa chỉ, email, điện thoại, số chứng minh nhân dân, hình chụp mặt trước, sau của chứng minh nhân dân...).

Siết chặt quản lý, đảm bảo an toàn thông tin cho người dân!
Dữ liệu cá nhân rao bán tràn lan trên môi trường mạng. Ảnh chụp màn hình: Lê Thắm

Kho dữ liệu được chia thành 5 tổ hợp file khác nhau, được đặt với các tên như “xac-minh-kyc-187 file”; “full 3K6 info”; “Idenfity_card_and_selfie_vietnam”... Thống kê cho thấy, các file này chứa dữ liệu cá nhân của hơn 9.000 người. Những dữ liệu trên được rao bán với giá 9.000 USD (207 triệu đồng) và nhận thanh toán bằng tiền mã hóa Bitcoin hoặc Litecoin.

Nếu muốn hình thức thanh toán khác, người mua có thể lựa chọn bằng cách giao dịch với một bên trung gian. Thậm chí, để chứng minh “tính xác thực”, tài khoản này chia sẻ một số ảnh chụp màn hình, trong đó, bao gồm một số giấy tờ, sổ hộ khẩu của người Việt Nam và chấp nhận mua bán qua một bên trung gian nếu người mua nghi ngờ.

Sau khi nhận được thông tin, Bộ Công an lập tức vào cuộc. Qua xác minh, phần lớn thông tin rao bán trên không gian mạng là chứng minh nhân dân loại cũ, không phải căn cước công dân mẫu mới. Những thông tin này rất nhiều cơ quan có thể có như: Ngân hàng, hàng không, quản lý đất đai, thậm chí là bưu điện, cửa hàng bán điện thoại…

Thông tin cá nhân có thể bị các đối tượng tội phạm sử dụng vào rất nhiều mục đích, trong đó có những mục đích xấu. Hiện, chưa biết hacker lấy từ nguồn nào và rao bán thông tin ngoài mục đích lấy tiền thì còn mục đích khác hay không.

Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên một số lượng lớn thông tin cá nhân của người Việt được rao bán công khai trên mạng. Tháng 1/2021, dữ liệu cá nhân gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của 300.000 người Việt cũng được rao bán trong diễn đàn “Rxxxforum”. Tài khoản đăng tải thông tin trên không phát giá cụ thể mà cho biết, ai muốn mua đầy đủ dữ liệu có thể trao đổi riêng để thương lượng giá. Thậm chí, người này còn tự tin cho biết các thông tin cá nhân sẽ được cập nhật hàng tháng…

Còn vào đầu tháng 11/2018, một sự việc gây xôn xao dư luận khi hơn 5,4 triệu thông tin khách hàng bao gồm lịch sử giao dịch, dữ liệu email, thẻ ngân hàng… được cho là của một đơn vị điện máy lớn bị hacker đăng tải công khai lên mạng. Dù đại diện đơn vị điện máy đã lên tiếng phủ nhận sự việc rò rỉ thông tin nhưng câu chuyện cũng khiến cho nhiều người dân hoang mang, vội vã tăng cường các hoạt động bảo mật.

Trước nữa, cuối tháng 7/2016, một cuộc tấn công vào hệ thống website của Vietnam Airlines đã diễn ra. Sau đó, các tập tin bao gồm danh sách hơn 400.000 tài khoản khách hàng được cho là hội viên của Vietnam Airlines (gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ; cơ quan, số điện thoại...) bị rò rỉ trên mạng. Phía Vietnam Airlines ngay sau đó cũng đã khuyến cáo hội viên thay đổi mật khẩu ngay sau khi hệ thống được khắc phục…

Cần siết chặt quản lý

Tình trạng lộ, lọt, mua bán thông tin dữ liệu cá nhân của cơ quan tổ chức chưa bao giờ hết “nóng” nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển. Việc tham gia vào mạng xã hội, kết nối internet mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những nguy cơ và hệ lụy hết sức đáng ngại. Đặc biệt là việc rò rỉ thông tin, dữ liệu cá nhân trong đó có những thông tin rất nhạy cảm và phải hết sức bảo mật.

Chia sẻ về vấn đề này, Trung tá Đào Trung Hiếu - chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an), cho biết, có rất nhiều nguồn có thể dẫn tới lộ, lọt thông tin cá nhân như: Hacker tấn công vào cơ sở dữ liệu do các đơn vị quản lý, nhất là những ngành yêu cầu người dân khi tham gia giao dịch phải cung cấp chứng minh nhân dân.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức lưu đầy đủ thông tin người dùng, không chỉ các ngân hàng, ví điện tử, các dịch vụ tài chính, nhà mạng di động mà cả các ứng dụng gọi xe công nghệ… Thậm chí, có thể chính người bên trong các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu tuồn thông tin cá nhân ra bên ngoài .

Cũng theo Trung tá Đào Trung Hiếu, việc mua bán, làm lộ, lọt thông tin, dữ liệu riêng tư của cá nhân tổ chức mang đến nhiều hệ quả tiêu cực mà mức độ của nó phụ thuộc vào thông tin bị rò rỉ và người nắm giữ thông tin đó có động cơ gì. Những thông tin bị chia sẻ ra bên ngoài tưởng chừng là những thông tin hết sức bình thường của mỗi người như: Sở thích, thói quen mua sắm, quan điểm về một số vấn đề như chính trị, về giới… nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền hà cho người bị lộ thông tin.

Đặc biệt, những thông tin quan trọng như số điện thoại, địa chỉ email, số chứng minh nhân dân hay thậm chí là ảnh chụp chứng minh nhân dân bị lộ, lọt sẽ mang lại hệ lụy khôn lường. “Các đối tượng xấu có thể sử dụng thông tin của bạn để thực hiện hành vi lừa đảo những người thân và bạn bè của bạn. Họ có thể giả danh bạn, dùng ảnh chụp hoặc số chứng minh nhân dân của bạn để thực hiện các giao dịch vay tiền online…

Siết chặt quản lý, đảm bảo an toàn thông tin cho người dân!
Thông tin cá nhân dễ dàng bị thu thập trên môi trường mạng. (Ảnh minh họa: Lê Thắm)

Nguy hiểm hơn nữa là những thông tin như nơi ở, nơi làm việc, đường đi hằng ngày bị lộ ra ngoài có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của các tội phạm bắt cóc hoặc cướp giật tài sản. Đặc biệt, những thông tin về quan điểm chính trị tôn giáo của một bộ phận đủ lớn dân cư bị thu thập phân tích thì có thể can thiệp vào tình hình chính trị, an ninh quốc gia của một đất nước. Như vậy, việc để lộ, lọt thông tin cá nhân rất nguy hiểm. Hậu quả của nó có nhiều mức độ và có thể sẽ rất nặng nề” - Trung tá Đào Trung Hiếu dẫn chứng.

Còn theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Văn phòng Luật sư Kết Nối), hiện nay, các cơ quan quản lý, đơn vị chức năng đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mua bán thông tin khách hàng và thu được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán thông tin khách hàng vẫn đang diễn ra và công tác xử lý của lực lượng chức năng còn lúng túng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó quản lý, ngăn chặn đối với tình trạng này là sự phát triển quá nhanh của internet và mạng xã hội. Các mạng xã hội lớn nhất thế giới như Facebook, YouTube hay các sàn thương mại điện tử như Shoppe, Lazada nắm trong tay dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Việt Nam.

Máy chủ của họ đặt ở nước ngoài và dữ liệu được truyền về các nước đó chỉ trong vài giây. Hằng ngày những thông tin về thói quen tiêu dùng, quan điểm chính trị tôn giáo hay lịch trình đi lại… của người Việt Nam được Google, Facebook thu thập liên tục khiến chúng ta rất khó kiểm soát.

Về các quy định đối với việc quản lý thông tin cá nhân, ông Hùng cho biết, hiện, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng, trong đó, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên môi trường mạng, nghiêm cấm thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác…

Hành vi truy cập trái phép vào hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân, truy cập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác, chiếm quyền điều khiển phương tiện, đánh cắp dữ liệu là những hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 289 của bộ Luật Hình sự năm 2015 về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác với mức chế tài có thể đến 12 năm tù theo quy định của pháp luật nêu trên. Hành vi mua bán, trao đổi thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 bộ Luật Hình sự năm 2015, với hình phạt cao nhất đến 7 năm tù.

Việc thu thập, sử dụng trái phép dữ liệu thông tin cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Việc sử dụng trái phép thông tin vào các mục đích bất hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi cụ thể. Đối với những người mua bán, thu thập trái phép thông tin của người khác mà chưa có mục đích sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính. Trường hợp sử dụng vào mục đích trái pháp luật, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Tôi cho rằng chế tài xử phạt vi phạm đối với những hành vi nói trên là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần ngăn chặn tình trạng thu thập mua bán trái phép thông tin cá nhân người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là Nhà nước phải kiểm soát được việc chia sẻ cung cấp thông tin cá nhân khách hàng của những đơn vị nắm trong tay một lượng dữ liệu khổng lồ và hoạt động xuyên biên giới” - ông Hùng nhấn mạnh

Để bảo vệ an toàn thông tin cá nhân cho người dân, ông Hùng đưa ra lời khuyên, người dân cần sự thận trọng khi chia sẻ thông tin của mình với bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Dữ liệu người dùng bị lộ phần lớn xuất phát từ việc chủ nhân của nó tự nguyện tiết lộ với một bên nào đó.

Vì vậy, đừng công khai quá nhiều thông tin lên mạng và đừng đồng ý tiết lộ số điện thoại, email hay số Chứng minh nhân dân với một ai đó mà bạn không tin tưởng hoàn toàn. Khi mỗi người biết tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình thì các hành vi nói trên sẽ không thực hiện được nữa. Do vậy, sự đồng lòng của tất cả mọi người là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi tình trạng chiếm đoạt trái phép dữ liệu cá nhân người khác./.

Lê Thắm – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, ngành giấy đang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn. Ngoài đặc thù của ngành, nhu cầu của thị trường về sản phẩm giấy làm từ nguyên liệu tái chế tăng. Ý thức của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn được nâng cao và đang tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, nhất là sản xuất giấy bao bì.
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu tham dự sự kiện và có những bài phát biểu quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động