Sơn Tây chủ động trong phòng chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Trước dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị xã Sơn Tây đã và đang chủ động tập trung quyết liệt, chỉ đạo cán bộ và nhân dân sẵn sàng trong kiểm soát, phòng chống dịch.
Trường Trung học cơ sở Sơn Tây: Tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch Covid-19
Thị xã Sơn Tây đẩy mạnh xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh
Sơn Tây: Xây dựng điển hình tiên tiến, thúc đẩy các phong trào thi đua
Xây dựng thị xã Sơn Tây phát triển toàn diện, xứng đáng là đơn vị anh hùng của Thủ đô anh hùng

Nhiều chuyển biến tích cực

Thời gian qua, thị xã Sơn Tây là một trong những địa phương chủ động các biện pháp để phòng chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận, hiện công tác tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng chống dịch như: Thực hiện đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đeo khẩu trang khi tham gia giao thông... được thị xã đẩy mạnh thực hiện.

Đáng chú ý, như một nếp quen, trong các ngày cuối tuần không chỉ người dân, lực lượng đoàn viên, thanh niên… trên địa bàn Sơn Tây đều tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Tại các xã, phường như Quang Trung, Trung Sơn Trầm, Lê Lợi, xã Cổ Đông… bên cạnh tích cực tham gia dọn vệ sinh môi trường nhằm duy trì môi trường sống, hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan, lực lượng chức năng cũng tổ chức nhiều đợt phun thuốc khử trùng ở khu vực công cộng, trung tâm văn hoá, chợ…

0220 img 7999
Tổ chức đo thân nhiệt học sinh tại Trường Trung học cơ sở Sơn Tây.

Trạm Y tế các phường cũng tổ chức phát tờ rơi, phát loa tuyên truyền hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế, rửa tay bằng xà phòng cũng như chủ động có biện pháp vệ sinh, phòng bệnh. Riêng tại các cơ sở y tế, việc tổ chức đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh càng được đẩy mạnh, chú trọng.

Trường Trung học cơ sở Sơn Tây là ví dụ. Theo đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Sơn Tây đã chuẩn bị các công tác cần thiết để đón học sinh trong điều kiện an toàn nhất. Cụ thể, bên cạnh việc tiến hành khử khuẩn và vệ sinh trường học, trường còn trang bị sẵn vòi nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn được bố trí tại các vị trí thuận lợi; phòng cách ly tạm thời, các loại thuốc cơ bản, nhật ký theo dõi thân nhiệt học sinh hàng ngày…

“Trước tình hình dịch Covid-19, Trường Trung học cơ sở Sơn Tây đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh quay lại trường học, tuyên truyền rộng rãi vấn đề phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh…” - nhà giáo Phạm Thị Huyền Nga – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Sơn Tây cho biết.

2411 109580841 292444402194285 3648892874458829919 o
Người dân xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Được biết, để người dân cùng vào cuộc trong công tác phòng chống dịch bệnh, thị xã Sơn Tây đã chủ động công tác truyền thông, đưa tin về dịch bệnh trên địa bàn. Hiện, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của dịch Covid-19 và ý thức phòng chống đã nâng cao rõ rệt. Người dân cùng chung tay với chính quyền, chủ động khai báo thông tin các trường hợp nghi ngờ, đi/đến những vùng có dịch để có biện pháp xử lý kịp thời; ủng hộ xã hội hóa cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn, chủ động ứng phó các tình huống dịch bệnh…

Thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch

Trao đổi về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã đã ban hành hơn 200 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch.

Chủ động phân công cán bộ nắm bắt sát tình hình, đề cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch tại các xã, phường. Đến nay, thị xã đã giám sát hơn 900 trường hợp về từ thành phố Đà Nẵng, các mẫu xét nghiệm đều âm tính; phối hợp với các đơn vị quân đội triển khai nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động bảo đảm an toàn cho học sinh. 100% các cơ sở giáo dục đều xây dựng kế hoạch, phương án đón học sinh tựu trường và tổ chức ngày khai giảng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng dịch trong tình hình mới. 100% trường học trên địa bàn đều tiến hành khử khuẩn vào các ngày cuối tuần. 100% lớp học có nhiệt kế điện tử, trang bị đầy đủ xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang, phòng cách ly tạm thời, nhật ký theo dõi thân nhiệt học sinh hằng ngày...

1211 img 8067

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng đại diện các sở, ngành khảo sát thực tế và làm việc tại thị xã Sơn Tây về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch.

Thị xã còn vận động đông đảo người dân chủ động khai báo y tế và cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại; vận động 49 cơ sở kinh doanh karaoke và 95 quán nước trà vỉa hè cam kết dừng hoạt động; ký cam kết thực hiện giãn cách tối thiểu 1m, sát khuẩn, vệ sinh khử khuẩn cơ sở đối với 573 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Trong dịp kiểm tra về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Sơn Tây, trực tiếp kiểm tra công tác phòng dịch tại một số trường học, quán ăn trên địa bàn thị xã, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ghi nhận, biểu dương thị xã Sơn Tây đã nghiêm túc, sáng tạo, bám sát chỉ đạo của thành phố, có nhiều biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị thị xã Sơn Tây lưu ý diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp, cấp ủy, chính quyền thị xã Sơn Tây tuyệt đối không chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch. Thị xã vẫn phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, song song với hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Phó Bí thư Thành ủy cũng nhấn mạnh, tại khu vực trường học, công tác phòng chống dịch cần chú ý tới các quán ăn, quà vặt xung quanh trường; trong đó Công an cần chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm. Với các chợ đầu mối, chợ cóc, chợ tạm… cũng đều phải kiểm soát, vì lưu lượng khách từ trung tâm Hà Nội về đây rất lớn. Các khách sạn đóng cửa nhưng quán ăn nhanh, hàng quà sáng vẫn hoạt động, nên cần giao cho Ban Chỉ đạo các phường/xã kiểm tra, xử lý những nơi vi phạm, không thể chủ quan. Thị xã cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị bộ đội trên địa bàn trong các hoạt động phòng, chống dịch.

0214 3
Học sinh Trường Trung học cơ sở Sơn Tây vệ sinh lớp học, đảm bảo môi trường học tập an toàn.

Rõ ràng, cùng với cả nước, Hà Nội đang trải qua những ngày cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Cả hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội đã và đang dốc sức, tập trung cao độ cho nhiệm vụ quan trọng này. Là một trong những địa phương tiêu biểu của Hà Nội, những chuyển biến trong ý thức phòng chống dịch Covid-19 ở thị xã Sơn Tây là rất đáng ghi nhận. Từ những chuyển biến tích cực ở địa phương này cho thấy, để phòng chống dịch hiệu quả thì phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sỹ và nâng cao ý thức tự giác của mỗi người dân chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Theo tìm hiểu, để đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, thời gian qua Ban Thường vụ Thị ủy Sơn tây kịp thời ban hành Công văn 1281-CV/TU ngày 28/7/2020 về thực hiện Công điện khẩn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác phòng chống dịch Covid-19; ban hành Công văn 26-CV/TU về đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 và Thông báo Kết luận 17-TB/TU ngày 25/8/2020 về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã trong tình hình mới.

Thị ủy cũng tích cực chỉ đạo các xã, phường thành lập và duy trì các tổ giám sát về phòng, chống dịch Covid-19 với đông đảo thành phần tham gia như cán bộ thôn, tổ dân phố, khu dân cư, nhân viên y tế, cán bộ đoàn thể, tình nguyện viên…. Các tổ này thực hiện tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân thực hiện biện pháp phòng chống dịch, giám sát và phát hiện hiện những trường hợp nghi mắc Covid-19, có dấu hiệu ho, sốt… từ đó có biện pháp giám sát, cách ly y tế phù hợp.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

(LĐTĐ) Quyết định 3293/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương với mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ hồi sức, nội khoa, và ngoại khoa.
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tuyến đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm thành phố về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chật kín dòng phương tiện. Các phương tiện nhích từng đoạn để di chuyển đến cổng chính của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.

Tin khác

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động