Sơn Tây nỗ lực đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động
Hướng về cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Chú trọng công tác tuyên truyền, phòng chống dịch Độc đáo thành cổ 200 năm tại Sơn Tây |
Theo Đề án số 225/ĐA –UBND ngày 28/10/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây về xây dựng tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học) có tổng chiều dài 820m, tổng diện tích sử dụng 34.550m2 nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần.
Tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội. (Ảnh: Phan Thanh) |
Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19 giờ tối thứ Bảy đến 12 giờ ngày Chủ nhật hàng tuần. Các nội dung hoạt động chính diễn ra tại tuyến phố đi bộ bao gồm: Hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao (biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ; triển lãm tranh, ảnh, sách, báo, tạp chí; hoạt động vui chơi của thanh niên, các cháu thiếu nhi…); các hoạt động dịch vụ (giải khát, ẩm thực, kinh doanh giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây…). Được biết, với quy hoạch này, các gia đình nằm trong khu vực phố đi bộ vẫn có thể mở cửa kinh doanh những mặt hàng hiện có.
Tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây không chỉ góp phần phát huy tiềm năng, giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây mà còn góp phần xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần; thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của địa phương ngày càng phát triển.
Đáng chú ý, để tuyến phố đi bộ sớm đi vào hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu, yêu cầu, UBND thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng các giải pháp, phương án thực hiện như: Phương án tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phân luồng tổ chức giao thông; bố trí các điểm giao thông tĩnh; điểm đỗ xe máy, xe đạp; bố trí điểm đậu, đỗ xe với phương tiện giao thông của các cơ quan, nhân dân trong phố đi bộ; bố trí các biển báo chỉ dẫn; phương án tổ chức duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; phương án tổ chức hoạt động và sắp xếp trên tuyến phố, đầu tư cơ sở hạ tầng…
Thị xã Sơn Tây hiện đã hoàn thành lắp đặt các sơ đồ, hướng dẫn tuyến phố đi bộ. (Ảnh: Phan Thanh) |
Ngoài ra, UBND thị xã Sơn Tây cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể, giao các phòng, ban liên quan phối hợp tổ chức thực hiện, phấn đấu đưa tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động đúng vào dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và kỷ niệm 136 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đến thời điểm hiện nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ công tác chỉnh trang hè phố, sơn kẻ vạch đường các tuyến phố xung quanh Thành cổ và một số tuyến phố lân cận khu vực hoạt động của phố đi bộ; hoàn thành lắp đặt biển thông tin, biển chỉ dẫn quanh hào Thành cổ; triển khai lắp đặt hàng rào tiểu cảnh.
Cùng với đó, công tác chỉnh trang các hạng mục bên trong di tích Thành cổ Sơn Tây cũng được gấp rút thực hiện với các hạng mục chính đã cơ bản hoàn thiện như hệ thống đường dạo, sân nghỉ… Dự án gia cố, cải tạo các đoạn kè bờ hào bị sạt lở và số hóa hệ thống cây xanh tại di tích Thành cổ Sơn Tây được giao cho Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm triển khai. Dự án đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Mặt hào Thành cổ thường xuyên được vớt rác đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường. Toàn bộ hệ thống lan can đá xung quanh bờ hào Thành cổ được vệ sinh sạch sẽ, phát quang cây cỏ để đảm bảo cảnh quan cho di tích. Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ hoạt động của tuyến phố đi bộ.
Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, thị xã Sơn Tây được quy hoạch là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội với các chức năng chính là du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, dịch vụ thương mại trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. (Ảnh: Phan Thanh) |
Các tổ chức đoàn, hội, các câu lạc bộ nghệ thuật, các trường trung học phổ thông trên địa bàn sẽ là lực lượng tham gia thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… Các đơn vị chức năng đang bố trí các gian hàng trên tuyến phố đi bộ; lắp đặt cổng chào, trang trí chiếu sáng và cụm tiểu cảnh, phấn đấu đưa tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Như vậy, khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội được hình thành, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội (Hàng Đào – Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 Phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu Phố cổ Hà Nội) và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.
Với kỳ vọng tạo nên không gian công cộng lành mạnh, là nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ của người dân địa phương cũng như nơi tham quan, tìm hiểu văn hóa của khách du lịch khi đến với thị xã Sơn Tây, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động sẽ mở ra điểm nhấn du lịch, góp phần đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của thị xã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25