Kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng thị xã Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2022):

Sơn Tây phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất địa linh nhân kiệt

Sơn Tây - mảnh đất huyền thoại của xứ Đoài đã đi vào lịch sử dân tộc với vị thế vùng đất "địa linh, nhân kiệt". Theo suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Sơn Tây đã tạo dựng nên truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường và cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. 68 năm kể từ sau ngày giải phóng (3/8/1954 - 3/8/2022), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sơn Tây đã vượt qua khó khăn, thách thức đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng thị xã ngày càng giàu mạnh.
Sơn Tây tổ chức khen thưởng các cá nhân, tập thể làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” LĐLĐ thị xã Sơn Tây đẩy mạnh các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa Sơn Tây: Tổ chức sơ kết thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm

Vùng đất giàu truyền thống

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, những “đốm lửa” cách mạng đầu tiên đã được nhóm lên ở Sơn Tây. Tháng 4/1946, Tỉnh ủy Sơn Tây thành lập Chi bộ Đảng thị xã Sơn Tây để lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân hòa cùng với sự phát triển cách mạng của cả nước.

Trong những ngày lịch sử hào hùng ấy, ngay tại sào huyệt của kẻ thù, nhân dân Sơn Tây với hình thức đấu tranh biến hóa đã tổ chức thành công những trận chống càn quét, phục kích, tập kích ở các địa danh: Bến xe, Mai Trai, phố Mía, Phù Sa và các phố xung quanh Thành cổ Sơn Tây làm quân địch hoang mang, lo sợ.

Chỉ riêng xã Đường Lâm và Viên Sơn đã tổ chức được 66 trận đánh, tiêu diệt hơn 200 tên địch. Những chiến công của quân và dân Sơn Tây đã góp phần cùng cả nước hỗ trợ, chi viện cho Chiến dịch Điện Biên Phủ nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 20/7/1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đánh dấu thắng lợi to lớn cuộc kháng chiến chống Pháp của nước ta.

Sơn Tây phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất địa linh nhân kiệt
Sơn Tây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Trước tình hình này, quân địch co cụm về trung tâm thị xã Sơn Tây chờ ngày 5/8/1954 rút quân theo quy định. Nhưng trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, với sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, các huyện trong tỉnh Sơn Tây đã lần lượt được giải phóng. Quân đội viễn chinh Pháp buộc phải rút khỏi Sơn Tây vào ngày 3/8/1954, chấm dứt 71 năm kể từ khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược đất Sơn Tây (1883-1954).

Ngày 3/8/1954 trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và quân dân Sơn Tây. Từ đây, Sơn Tây hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, nhân dân lao động vĩnh viễn đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi xây dựng xã hội mới.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Sơn Tây tự hào vì có những đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc: 326 người tham gia lực lượng vũ trang, 59 đồng chí hy sinh anh dũng, 136 đồng chí là thương binh. Nhân dân và lực lượng vũ trang Sơn Tây, xã Đường Lâm, xã Viên Sơn được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể, cá nhân, hộ gia đình cơ sở kháng chiến được tặng thưởng Huân chương chiến công, Bằng khen…

Ngay sau khi giải phóng thị xã, quân và dân Sơn Tây tiếp tục bắt tay vào hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược vừa sản xuất, vừa chiến đấu với tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tất cả cho tiền tuyến lớn, cho miền Nam thân yêu".

Với khí thế “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, chỉ trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975), Sơn Tây có 14.970 nam, nữ thanh niên gia nhập quân đội; hàng nghìn thanh niên xung phong đi hỏa tuyến; nhiều gia đình đã tiễn con thứ 3, thứ 4 lên đường nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt ấy đã có trên 1.500 người con thân yêu của quê hương đã anh dũng hy sinh góp phần đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân thị xã cùng hàng trăm tập thể, cá nhân đã vinh dự được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại, Bằng khen của Chính phủ, 3 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 1 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động… Nhân dân và lực lượng vũ trang Sơn Tây, xã Đường Lâm, Cổ Đông, Viên Sơn được phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nỗ lực để Sơn Tây ngày càng giàu mạnh

Hòa nhịp vào công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sơn Tây đã nỗ lực đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Tháng 4/2006, Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận thị xã Sơn Tây là đô thị loại III. Từ ngày 1/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII, thị xã Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 16/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Đây là những sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Sơn Tây, là niềm tự hào của Đảng bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang thị xã.

Năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, bối cảnh trong và ngoài nước có diễn biến phức tạp hơn so với dự báo. Song với sự vào cuộc của Thị ủy, HĐND, UBND và cả hệ thống chính trị thị xã đã đoàn kết, thống nhất và quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh. Năm 2021, có 15/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao; 19/24 chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt và vượt so với Nghị quyết HĐND thị xã giao.

Đặc biệt, thị xã đã tổ chức thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và triển khai mô hình chính quyền đô thị tại 09 phường, đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Sơn Tây phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất địa linh nhân kiệt
Sơn Tây với diện mạo mới, đồng bộ và ngày một khang trang.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, từng bước phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt so với kế hoạch đề ra.

Tổ chức thành công Lễ phát động Năm du lịch Sơn Tây và khai trương Tuyến phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây. Đẩy mạnh các giải pháp phấn đấu xây dựng xã Thanh Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2022; tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý ô nhiễm môi trường; tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, thu ngân sách nhà nước.

Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được tổ chức tốt; công tác y tế, giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương...

Kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2022), là dịp ôn lại truyền thống cách mạng kiên cường, khơi dậy niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân Sơn Tây. Mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân thị xã càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, ra sức thi đua phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đón nhận thời cơ, vượt qua thách thức, đoàn kết, nỗ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, xây dựng Sơn Tây sớm trở thành đô thị loại II - đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động