Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng:

Sống mãi trong tâm thức những người con Thủ đô

(LĐTĐ) Nhiều năm qua ở Hà Nội, đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) đã trở thành con đường sầm uất, hiện đại nối cửa ngõ phía Tây ra đại lộ Thăng Long. Quan trọng và hiện đại là vậy, thế nhưng ít ai biết rằng, con đường tấp nập ấy lại được đặt theo tên của bác sĩ Trần Duy Hưng – một trí thức tiêu biểu và cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội.
song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do Con đường hoa tường vi lãng mạn giữa Thủ đô
song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do Bác sĩ Trần Duy Hưng: Chủ tịch Thành phố của dân, vì dân

Vị Chủ tịch tài năng, đức độ

Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng sinh năm 1912 tại làng Hòe Thị, xã Xuân Phương, nay là phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - Đây cũng là một trong 4 địa danh nổi tiếng của Thủ đô, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Theo cuốn Lịch sử cách mạng Thủ đô, sinh thời bác sĩ Trần Duy Hưng từng là sinh viên trường Đại học Y, cùng lứa với các bác sĩ nổi tiếng như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch…

song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do
Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng luôn sống mãi trong tâm thức của những người con Thủ đô (ảnh tư liệu).

Là một người năng động, vì thế, thời sinh viên bác sĩ Trần Duy Hưng tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động xã hội, vận động người dân hưởng ứng các phong trào yêu nước do Mặt trận dân chủ, sau đó là Mặt trận Việt Minh phát động.

Sau khi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, bác sĩ Trần Duy Hưng đã mở phòng khám tư tại số 6 phố Bông Nhuộm. Với tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc như mẹ hiền, chi phí rẻ, vì thế bệnh nhân tìm đến khám rất đông. Không những vậy, đây còn là nơi gặp gỡ, che giấu cán bộ Việt Minh và cũng là nơi cung cấp thuốc men cho chiến khu mỗi khi có yêu cầu.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đến gặp bác sĩ Trần Duy Hưng tại phòng khám và trao cho ông trọng trách: Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội.

Đảm nhiệm một công việc chưa có tiền lệ trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, trong một thời gian ngắn từ 30/8/1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Ủy ban Hành chính Thủ đô do ông phụ trách đã giải quyết được hàng loạt những vấn đề cấp bách, như: Ổn định nhân tâm sau cách mạng, đoàn kết nhân dân, xây dựng chính quyền các cấp từ thành phố xuống huyện, xã, khu phố; thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần...

Toàn quốc kháng chiến, ông theo Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc và được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, rồi Thứ trưởng Bộ Y tế. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, ngày 10/10/1954 giải phóng Thủ đô, ông trở về tiếp quản Thủ đô với trọng trách Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính và ngày 4/11/1954 được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Cả đời làm công bộc cho dân

song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do
Đường Trần Duy Hưng, con đường mang tên Chủ tịch thành phố Hà Nội đầu tiên.

Đảm đương chức vụ Chủ tịch thành phố Hà Nội trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ, thù trong giặc ngoài, giữa bộn bề công việc. Thế nhưng, trong tâm khảm của người dân Hà Nội, hình ảnh vị Chủ tịch thành phố hiện lên là một con người liêm khiết, mẫu mực, vừa giản dị, gần gũi lại vừa tận tâm, tận lực với công việc, với người dân. Qua đó, đã tạo được sự gắn kết và tạo nên sức mạnh, niềm tin cho người dân Thủ đô trong cuộc đấu tranh chống lại sự leo thang đánh phá miền Bắc của Đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972…

Nhắc đến vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng, trong tiềm thức của mình bác sĩ Đỗ Huy Hùng – 82 tuổi ( ở Minh Khai, Hai Bà Trưng) luôn bày tỏ sự tự hào, lòng ngưỡng mộ và luyến tiếc về vị Chủ tịch Thành phố tài đức. Bác sĩ Hùng chia sẻ, khi còn trẻ chính tấm gương của bác sĩ Trần Duy Hưng đã trở thành động lực giúp bác sĩ Huy Hùng quyết tâm theo học tại trường Đại học Y Hà Nội.

Được thành lập vào tháng 1/1999, đường Trần Duy Hưng có chiều dài 1.600m nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng đến ngã tư đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến nối với Đại lộ Thăng Long (một trong những công trình được gắn biển 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội).

Con đường được mang tên bác sĩ Trần Duy Hưng - cái tên vốn rất quen thuộc trong lòng người Hà Nội, để ghi nhớ công lao bác sĩ Trần Duy Hưng. Và ông cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là người giữ cương vị chủ tịch lâu nhất của Thành phố từ trước đến nay.

Bởi thế, người Hà Nội, đặc biệt là những thế hệ các ông, các bà, các mẹ…nay đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, mỗi khi nói về thủ đô Hà Nội, họ không chỉ nhắc đến 4 cửa Ô nổi tiếng, là cây cầu Long Biên huyền thoại, mà còn nhắc đến vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng với sự tự hào, lòng ngưỡng mộ. Đặc biệt, khi nhắc đến bác sĩ Trần Duy Hưng, không chỉ người dân Hà Nội mà sinh thời, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng viết: “Một con người của nhân dân, là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức hôm nay và mai sau”.

“Với vai trò là bác sĩ, ông luôn thể hiện sự nhân ái của người thầy thuốc với bệnh nhân, là tấm gương mẫu mực để các thế hệ sinh viên ngành Y sau này học tập và noi theo. Với vai trò lãnh đạo, bác sĩ Trần Duy Hưng thể hiện mình là một tri thức tiêu biểu; vừa là một người lãnh đạo, vừa là công bộc của dân theo đúng nghĩa”, bác sĩ Hùng tâm sự.

Là một người sinh ra sau thời điểm thống nhất đất nước, thế nhưng, trong câu chuyện kể về vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Dũng (ở Tây Hồ, Hà Nội) như thể là người được trải qua quãng thời gian lịch sử, thời điểm bác sĩ Trần Duy Hưng trở thành Chủ tịch Thành phố.

Anh kể: “Được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, trong câu truyện kể về những người đã cống hiến cho đất nước, cho Hà Nội, cha mẹ tôi thường nhắc đến bác sĩ Trần Duy Hưng với lòng tự hào. Trong câu chuyện kể, vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng hiện lên như một đại diện cho thế hệ lãnh đạo Thủ đô cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, suốt đời vì nước vì dân”.

Không chỉ là Chủ tịch thành phố Hà Nội đầu tiên, bác sĩ Trần Duy Hưng còn là vị Chủ tịch thành phố Hà Nội lâu đời nhất khi ông liên tiếp giữ chức Chủ tịch Thành phố từ khóa I (1957 – 1961) cho đến khóa IV (1974 – 1977). Có lẽ, trong những bài học đầu tiên để làm người cán bộ công bộc của dân, bài học về việc sống giản dị, liêm khiết và tận tâm với nhân dân đã giúp hình ảnh Chủ tịch thành phố Hà Nội sống mãi trong tâm thức của những người con Thủ đô.

Không chỉ vậy, ông còn thể hiện là một trí thức yêu nước, có tầm quản lý, nhìn xa trông rộng. Trong suốt các nhiệm kỳ của mình ông đã để lại cho thủ đô Hà Nội hàng loạt những công trình tầm cỡ về kinh tế, văn hóa và xã hội: Khu công nghiệp Cao - Xà - Lá, đường Thanh Niên, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ...

65 năm ngày giải phóng Thủ đô trôi qua, trong không khí vui tươi, hào hùng của những ngày hào khí tháng 10, người dân Hà Nội lại có dịp nhớ đến những khoảnh khắc trọng đại, ngày mà cờ hoa tung bay khắp 4 Cửa Ô đón chào đoàn quân chiến thắng trở về, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Sau 65 năm giải phóng Thủ đô, mỗi con đường, góc phố giờ đây đã mang trên mình chiếc áo mới, trong đó con đường mang tên Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội cũng thay da đổi thịt và đẹp lên xứng đáng với cái tên mà nó được đặt.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

(LĐTĐ) Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Hà Nội phải bứt phá, chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình. Muốn vậy, Thành phố cần phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Với 455/456 đại biểu có mặt tán thành, ngày 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, với 450/453 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý liên quan đến thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản.
Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

(LĐTĐ) Với 407/451 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Xem thêm
Phiên bản di động