Bài dự thi “Ý tưởng sáng tạo vì thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”:

Sử dụng các ứng dụng về thanh toán để trả phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Hiện nay, Chính phủ đang không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; nhiều dịch vụ thiết yếu cơ bản đã thực hiện thanh toán chủ yếu thông qua thiết bị điện tử, mạng di động như tiền điện, nước, viễn thông...
Từ 16/7, trên giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi tên người dự định kết hôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường đơn giản hóa trên 80% thủ tục hành chính
Vừa tiện ích, vừa giảm tiêu cực

1. Sử dụng các ứng dụng về thanh toán để trả phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC):

Thực tiễn:

Hiện nay, Chính phủ đang không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; nhiều dịch vụ thiết yếu cơ bản đã thực hiện thanh toán chủ yếu thông qua thiết bị điện tử, mạng di động như tiền điện, nước, viễn thông... Với sự ra đời những ứng dụng thanh toán của các tổ chức tài chính, tín dụng, người dân đã dần được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các phương thức thanh toán này, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội.

Trong số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, có những hình thức vẫn cần trang thiết bị đầu tư ban đầu tương đối lớn và đồng bộ như máy đầu cuối chấp nhận thẻ (POS). Ngoài ra, có những giải pháp điện tử, thực hiện trên nền tảng di động như chuyển khoản, quét mã QR… không có yêu cầu về các thiết bị đầu cuối cần trang bị tại các điểm thanh toán.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới. Ở Hà Nội, tỷ lệ này có thể đạt mức trên 80%.

Từ thực tiễn thực hiện các TTHC tại Sở Công Thương cho thấy, khoản phí, lệ phí thu được từ hoạt động giải quyết TTHC là không nhỏ với những TTHC có chi phí thẩm định lên tới trên 2 triệu đồng/1 địa điểm; tổng phí, lệ phí thu được là nhiều tỷ đồng.

Sáng kiến:

Trang bị cho mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC tối thiểu 01 máy POS để quẹt thẻ (ATM, tín dụng…) khi trả phí, lệ phí.

Liên kết với các tổ chức tài chính, tín dụng đăng ký mã QR của cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC để thanh toán qua các ứng dụng thanh toán trên di động.

Chấp nhận trả phí, lệ phí thông qua hình thức chuyển khoản (thời điểm thực hiện xong việc thanh toán phí, lệ phí là thời điểm cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC nhận được tiền trong tài khoản).

2. Hình thành và sử dụng các tài khoản chính thức cho các cơ quan hành chính nhà nước trên trang mạng xã hội:

Thực tiễn:

Hiện nay, tỷ lệ người dân Việt Nam nói chung, người dân thành phố Hà Nội nói riêng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo thuộc hàng cao nhất thế giới. Sự ra đời của Luật An ninh mạng 2018 đã tạo ra các ranh giới pháp lý quan trọng trong sử dụng không gian mạng, trong đó có sử dụng các mạng xã hội đúng quy định, đúng pháp luật.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, các cơ quan, tổ chức của Chính phủ và cá nhân các nguyên thủ quốc gia, chính khách đều có các tài khoản được xác thực trên các trang mạng xã hội (như các đời Tổng thống Mỹ đều dùng tài khoản Twitter). Các trang mạng xã hội được thiết lập nhiều tính năng gẫn gũi, hấp dẫn với cuộc sống con người; các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội luôn thu hút được sự chú ý, tương tác cao.

Ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý thông tin trên các trang mạng xã hội vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nhiều tài khoản giả mạo các nhân vật nổi tiếng, các cơ quan, đơn vị, chính khách, luật gia…; tung nhiều thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận. Vì thiếu sự tương tác với các nguồn tin chính thống trên mạng xã hội nên người dân lại càng không có căn cứ để kiểm chứng, xác thực thông tin.

Sáng kiến:

Hình thành và sử dụng các tài khoản chính thức trên mạng xã hội của các cơ quan, đơn vị nhà nước; các phòng, ban, tổ chức trong các cơ quan, đơn vị nhà nước… với những quy chế thiết lập, sử dụng, xác thực tài khoản mạng xã hội nghiêm ngặt đối với cơ quan, đơn vị nhà nước (có phối hợp với các nhà mạng, các công ty sở hữu các trang mạng xã hội) để tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách với người dân trong đó có các thông tin về việc thực hiện TTHC (các văn bản quy phạm pháp luật mới; lịch làm việc của Bộ phận một cửa; các lưu ý về kỳ nghỉ lễ; những thay đổi liên quan đến TTHC đang thực hiện; lịch tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới cho đối tượng người dân, doanh nghiệp…); tăng cường việc trao đổi, tương tác với người dân (thu thập các thông tin về bất cập của cơ chế, chính sách; hỏi - đáp những nội dung cơ bản về quy định của pháp luật hoặc định hướng kênh thông tin giải đáp thắc mắc đúng thẩm quyền; đính chính các thông tin thất thiệt, thiếu chính xác…)

Sử dụng có hiệu quả các phương tiện được thiết lập trên mạng xã hội để giới thiệu, tuyên truyền về họạt động của cơ quan, đơn vị mình, trong đó có các thông tin về thực hiện TTHC (như ứng dụng livestream theo định kỳ khoảng 1-2 giờ/tuần để giải đáp các thắc mắc về TTHC; livestream về các chương trình tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật…).

3. Xây dựng ứng dụng (app) trên thiết bị di động về TTHC của Thành phố:

Thực trạng:

Hiện nay, thành phố Hà Nội đã có cổng thông tin điện tử về dịch vụ công trực tuyến tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ địa chỉ để truy cập, tìm kiếm, sử dụng; việc sử dụng dịch vụ công hiện nay phần lớn mới được thực hiện trên máy vi tính.

Như các ngân hàng, khi cung cấp dịch vụ ngân hàng trên web (internet banking) thì thường phát triển đồng bộ cả việc cung cấp dịch vụ thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động (mobile banking); việc này cũng giống như các sàn thương mại điện tử Lazada, Sen đỏ, A đây rồi… đều phát triển cả bán hàng qua web và qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Việc truy cập và tải các ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dùng không cần nhớ địa chỉ truy cập, thuận tiện sử dụng ứng dụng bất cứ khi nào, chỉ cần kết nối mạng. Thậm chí, ngay cả khi ngoại tuyến (ngắt kết nối mạng), vẫn có thể cho phép người dùng tra cứu và sử dụng các thông tin cơ bản (hướng dẫn thực hiện TTHC, các kết quả thực hiện TTHC trước đó của mình)…

Sáng kiến:

Trên nền tảng cổng thông tin trực tuyến dịch vụ công của Thành phố , xây dựng app TTHC của thành phố Hà Nội.

4. Lưu trữ kết quả thực hiện TTHC của các cá nhân, tổ chức và liên kết các kết quả thực hiện TTHC trước đó của các cơ quan, ban ngành với việc thực hiện các TTHC mới:

Thực trạng:

Hiện nay, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến chưa cao so với phương pháp truyền thống (nộp hồ sơ trực tiếp). Một trong những lý do dẫn tới thực trạng này là việc nộp hồ sơ qua dịch vụ công vẫn dẫn tới nhưng sai sót cần đối chiếu, giải trình… ,cần người dân mang bản gốc, bản chính của hồ sơ, tài liệu đi đối chiếu, nộp thêm.

Có những loại hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của cá nhân, tổ chức cần được sử dụng nhiều lần khi giải quyết TTHC (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, đăng ký kinh doanh…) nhưng không phải lúc nào cũng mang sẵn theo mình hoặc việc xác thực tính chính xác của tài liệu thông qua hình thức công chứng, chứng thực đòi hỏi phải tốn kém thời gian, tiền bạc.

Đề xuất:

Trên cơ sở dịch vụ công trực tuyến, các cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC đều cần đăng ký tài khoản và yêu cầu đăng nhập mỗi lần cần thực hiện/cần tra cứu kết quả thực hiện TTHC đã thực hiện. Kết quả thực hiện TTHC đều được lưu trữ theo tài khoản đã đăng ký và có mã kết quả thực hiện TTHC (mã tài liệu, mã hồ sơ).

Ví dụ: Khi thực hiện TTHC làm chứng minh thư nhân dân. Kết quả thực hiện TTHC sẽ được lưu trong tài khoản của cá nhân và sau này, khi cá nhân đó cần thực hiện các TTHC có thành phần hồ sơ là chứng minh nhân dân sẽ chỉ cần trích xuất và gửi mã kết quả TTHC làm chứng minh nhân dân từ tài khoản của mình mà không cần công đoạn sao, in, chứng thực.

Thực hiện dịch vụ chứng thực điện tử với một số loại giấy tờ nhất định (dạng chữ ký điện tử) để có thể lưu trữ bằng các phương tiện điện tử, trong môi trường kỹ thuật số, sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.

5. Phủ wifi miễn phí toàn Thành phố:

Thực trạng:

Hà Nội đang thí điểm xây dựng mô hình thành phố thông minh với sự đầu tư rất lớn về nhân lực, tài chính để phát triển, ứng dụng hạ tầng kỹ thuật công nghệ 4.0.

Việc phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến chưa bao giờ việc sử dụng một chiếc điện thoại thông minh, một công cụ truy cập mạng internet lại đơn giản và tiện lợi như lúc này. Có thể nói, yếu tố thông tin và yếu tố công nghệ là 02 thành tố hàng đầu quyết định sự hội nhập, lĩnh hội và đi đầu trong thời đại kinh tế số hiện nay. Trong đó, mạng internet là đòi hỏi then chốt để đón đầu thời kỳ công nghệ 4.0 - kết nối vạn vật. Giờ đây, việc kết nối không chỉ dừng ở thông tin trên những chiếc điện thoại mà còn là kết nối giữa bật kỳ vật thể nào hiện hữu trong đời sống của con người, thể hiện được trí tuệ của con người (trí tuệ nhân tạo).

Sáng kiến:

Trang bị mạng internet miễn phí trên địa bàn toàn Thành phố để triển khai điều kiện tiên quyết cho việc khởi tạo, ứng dụng, phát triển và kết nối các thành tựu của khoa học và công nghệ cho việc xây dựng thành công Thành phố thông minh.

6. Xếp hạng tín nhiệm công dân Thủ đô:

Thực trạng:

Hiện nay, tỷ lệ công dân Thủ đô vi phạm các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn khá cao, trong khi chính quyền phải bỏ ra chi phí không nhỏ để duy trì ổn định trật tự trên nhiều lĩnh vực.

Tại Trung Quốc, nhiều năm qua đã xây dựng hệ thống chấm điểm công dân. Hệ thống này qua thực tiễn hoạt động tỏ ra vô cùng hiệu quả khi khuyến khích được phần đông công dân luôn có lối sống tích cực và hành xử tự giác.

Sáng kiến:

Nhận diện toàn bộ các công dân Thủ đô thông qua mã số công dân Thủ đô (có thể đồng thời là số thẻ căn cước) để xếp hạng tín nhiệm công dân Thủ đô thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, trật tự, hành chính, hình sự, dân sự. Người có chỉ số xếp hạng công dân cao sẽ được hưởng những ưu tiên trong các dịch vụ công do Thành phố cung cấp, trong việc tiếp cận các chính sách và các nguồn lợi kinh tế, xã hội khác (vay vốn, giãn nợ, tiếp cận việc làm…)

7. Hình thành cổng thông tin và ứng dụng (app) tiếp nhận thông tin phản ánh về trật tự xã hội, ATGT:

Thực trạng:

Hiện nay, Thành phố phải gánh chịu áp lực vô cùng lớn từ sự quá tải về giao thông, ô nhiễm môi trường (đặc biệt là khí thải, rác thải, nước thải). Dù lực lượng công quyền đã hết sức nỗ lực nhưng so với thực trạng về số lượng và chất lượng nhân lực thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thì nhiệm vụ này vẫn là bất khả thi.

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành cũng như tăng cường xử lý triệt để các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội (dừng đỗ xe trên đường, vi phạm về giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, xả rác nơi công cộng…) trong điều kiện nhân lực quản lý và thực thi nhiệm vụ còn hạn chế, các thiết bị và công cụ giám sát còn chưa được đầy đủ và hoàn thiện, cần xây dựng cổng thông tin và ứng dụng (app) về tiếp nhận các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn Thành phố.

Đề xuất:

Xây dựng cổng thông tin và ứng dụng (app) về tiếp nhận các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn Thành phố. Đây là cổng thông tin liên ngành, kịp thời tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; phân luồng thông tin để chuyển trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền, xử lý “phạt nguội” hoặc nhắc nhở, hướng dẫn người có hành vi vi phạm.

Để thực hiện được hoạt động này cần: đồng bộ hóa dữ liệu của các công dân Thủ đô (thống nhất dữ liệu giữa căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh, nơi cư trú, đăng ký xe…) để có quy trình xử lý tự động, không mất thời gian để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm vì chính người phản ánh thông tin đã có tài khoản, có đầy đủ thông tin xác thực cá nhân và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của thông tin do mình cung cấp (thông tin người vi phạm, hình ảnh về hành vi vi phạm…).

Các hành vi đã được tiếp nhận, khi xử lý xong đều phải có phản hồi với người đã phản ánh để người dân nắm bắt thông tin và có thêm niềm tin về sự hợp tác, tích cực của chính quyền.

8. Cổng thông tin điện tử “Những bông hoa đẹp của Thủ đô”:

Thực trạng:

Hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phức tạp và đa dạng, việc các kênh truyền thông cũng như các trang mạng xã hội thường xuyên đưa tin về những nội dung tiêu cực liên quan đến thái độ, ý thức, việc chấp hành các quy định của pháp luật của cộng đồng đã khiến một bộ phận không nhỏ nhân dân Thủ đô mất niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa.

Song song đó, xã hội còn rất nhiều những tấm lòng nhân hậu, những nghĩa cử cao đẹp cần được nhân rộng, tôn vinh để khuyến khích các nhân cách đẹp, lối sống đẹp.

Đề xuất:

Thiết lập cổng thông tin điện tử “Những bông hoa đẹp của Thủ đô” để tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh về các nhân cách đẹp, hành vi đẹp, lối sống đẹp của công dân Thủ đô (ở bất cứ đâu) cũng như du khách, người dân địa phương khác đến với Thủ đô. Đó có thể không phải là một tấm gương với rất nhiều giấy khen, thành tích mà chỉ đơn giản là một biểu hiện đẹp tại một khoảnh khắc đẹp.

Các nội dung được tiếp nhận cần kiểm chứng lại trước khi phân loại và đăng tài trên các mục (là các lĩnh vực) của cổng thông tin.

9. Bố trí các điểm trông xe và cho thuê các loại xe thân thiện với môi trường trên các tuyến phố:

Thực trạng:

Thành phố Hà Nội hiện nay luôn trong tình trạng quá tải giao thông; tắc đường, khói bụi gây ô nhiễm không khí ở mức độ đáng báo động; tỷ lệ người dân duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chưa cao; người dân chưa có thói quen sử dụng các phương tiện giao thông công cộng mà chủ yếu tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân; các bãi đỗ xe chưa được quy hoạch hợp lý nên nhiều nơi, xe cộ đỗ tràn lan ra lòng đường, vỉa hè, lấn chiếm lối đi của người đi bộ cũng như cản trở tham gia giao thông của các phương tiện khác…

Thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng 02 tuyến tàu điện trên cao: Nhổn - Ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông. Để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế tắc đường, ô nhiễm môi trường cần tính toán đến phương án hợp lý về gửi giữ xe khi sử dụng phương tiện công cộng và thuê xe chạy bằng nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường sau khi sử dụng phương tiện công cộng để tiếp tục hành trình cá nhân.

Đề xuất:

Bố trí các điểm trông xe và cho thuê các loại xe thân thiện với môi trường trên các tuyến phố (xe điện, xe đạp), đặc biệt là tại các bến xe bus hoặc bến tàu điện trên cao; vừa tăng ngân sách nhà nước lại đưa hoạt động trông giữ xe vốn rất nhiều bất cập (về cách thức tổ chức quản lý) trên địa bàn thành phố Hà Nội vào khuôn khổ, trong đó chú trọng mạnh mẽ đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; giải quyết vấn đề mấu chốt, đòi hỏi về tính tiện lợi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

* Tít do Lao động Thủ đô đặt

Hoàng Thục Oanh (Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

(LĐTĐ) Chelsea hiện tại có phong độ ổn định nhưng được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ nhà West Ham ở vòng 5 Premier League diễn ra lúc 18h30 hôm nay (21/9).
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Tin khác

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Israel tấn công thủ đô Lebanon

Israel tấn công thủ đô Lebanon

(LĐTĐ) Video và hình ảnh từ hiện trường cho thấy các con phố ở Beirut bị tàn phá nghiêm trọng sau cuộc tấn công ở Israel, diễn biến leo thang mới trong những ngày qua.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động