Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ khác với pháp luật hiện hành, trong đó có quy định mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và công nghệ.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp Sửa Luật Thủ đô: Tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù Cần chú trọng đến yếu tố nguồn lực phát triển Hà Nội

Hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ

Theo Bộ Tư pháp, các sửa đổi này nhằm tạo hành lang pháp lý để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về định hướng xây dựng, phát triển các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô; một số vấn đề mang tính nguyên tắc về vị trí, chức năng và cơ chế ưu đãi đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong và ngoài ranh giới Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội và việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, tài chính ngân sách, tài nguyên môi trường, việc làm.

Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ
Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được chuyển giao cho thành phố Hà Nội quản lý. Ảnh: VGP

Góp ý về nội dung này, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã cơ bản tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế.

Ngoài các chính sách phát triển khoa học công nghệ đã được thể hiện trong dự thảo Luật, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cho rằng, cần bổ sung cơ chế, chính sách giúp hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ của Thủ đô. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy chỉ khi hình thành được một thị trường khoa học công nghệ sôi động và lành mạnh thì mới có thể phát triển khoa học công nghệ một cách bền vững.

Để tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường này, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cũng đề nghị trong Luật cần xem xét các nội dung: Thúc đẩy hình thành các sàn giao dịch về ý tưởng khoa học công nghệ; hình thành các trung tâm hỗ trợ định giá và thu mua các sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho Thành phố; có quy định về hỗ trợ tài chính, khoa học cho các sản phẩm khoa học công nghệ của Thành phố trong bước đầu tiếp cận thị trường và/hoặc đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm; xây dựng Quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cho việc hoàn thiện các ý tưởng, các sản phẩm khoa học công nghệ từ các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố.

Xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, tại Điều 23 “Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” dự thảo Luật, đã làm rõ và đánh giá cao việc phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của Thủ đô.

GS.TS Nguyễn Thị Lan đánh giá cao nội dung: “Quyết định hoặc ủy quyền quyết định cho đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học, chủ nhiệm dự án khởi nghiệp sáng tạo có sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công được chuyển giao không cần bồi hoàn đối với tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ, dự án khởi nghiệp sáng tạo”, cho rằng, quy định này có ý nghĩa làm động lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và giải quyết được nhiều vướng mắc trong vấn đề chuyển giao, tài sản công và sở hữu trí tuệ.

Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ
Thành phố Hà Nội đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để hoàn thiện hơn các quy định về khoa học công nghệ, GS.TS Nguyễn Thị Lan góp ý nên sử dụng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chung, không nên quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (việc quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nghị định của Chính phủ quy định).

Đồng thời xem xét bổ sung quy định ưu tiên và chính sách hỗ trợ các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp và cá nhân triển khai các hoạt động hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tương tự như ưu đãi đối với các cá nhân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ đã được quy định trong Dự thảo Luật lần này.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định trong Dự thảo Luật về việc hình thành Quỹ đổi mới sáng tạo của Thủ đô với các quy định phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng một số Chương trình Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm của Thủ đô theo hướng trọng tâm, trọng điểm, có tính liên ngành, giải quyết triệt để, gắn với sản phẩm cuối cùng.

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần cân nhắc việc quy định cụ thể các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô tại Dự thảo.

Việc liệt kê sẽ xác định rõ những lĩnh vực trọng điểm mà Thủ đô cần tập trung đầu tư và minh bạch trong thi hành chính sách ưu đãi sau này. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng. Trong tương lai, nếu xuất hiện những lĩnh vực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo hay chuyển đổi số mới và cần nghiên cứu, sẽ không thể áp dụng cơ chế tại Luật Thủ đô do lĩnh vực đó không thuộc các lĩnh vực được liệt kê trong Luật.

Vì vậy, TS Hoàng Ly Anh cho rằng chỉ nên xác định đặc trưng của các lĩnh vực trọng điểm của Hà Nội và giao Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính khả thi đối với các quy định về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…

Hà Nội đang có 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu (chiếm khoảng 80% số viện nghiên cứu cả nước), 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với trình độ nhân lực cao. Bên cạnh các tổ chức khoa học công nghệ công lập, Hà Nội còn có 176 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ… Đây chính là tiềm lực khoa học công nghệ lớn để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.

Tin khác

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động