Sửa thuế tiêu thụ đặc biệt: Đánh thuế nước ngọt, tăng thuế thuốc lá?
Người Việt dần phải xa "giấc mơ" mua xe giá rẻ! | |
Tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tử vong |
Đánh thuế cả nước ngọt có ga và không ga
Cho biết trong buổi họp báo chiều 15/8, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng, để điều tiết tiêu dùng với đồ uống có đường và thông lệ quốc tế, cơ quan này đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+) |
Theo ông Thi, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm tới 25% dân số. Với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì đăng tăng nhanh từ mức 0,6% vào năm 2000 lên 5,3% vào năm 2015. Trong khi ấy, thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn dến béo phì.
Do vậy, báo cáo của ngành tài chính nêu lên thực tế, để định hướng, hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt. Ví dụ, tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5-10%. Campuchia áp thuế với nước ngọt là 10%.
Ngoài ra, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, 3 nước ASEAN cũng đang xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là Myanmar (dự kiến thu thuế 5%), Philippines (dự kiến thu 10 peso/lít), Indonesia (dự kiến thu 3.000 rupiah/lít).
Các nước châu Âu theo đại diện Bộ Tài chính còn đánh thuế ở mức cao hơn. Cụ thể, Pháp áp thuế với mức tuyệt đối là 0,72 euro/lít, Phần Lan thu 0,075 euro/lít nước ngọt, Hungary quy định mức thuế 0,04 euro/1 chai hoặc 1 lon nước, Hà Lan thu 0,09 USD/lít,…
Từ đó, ông Thi đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, càphê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.
Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ 2 phương án thuế suất. Một là áp mức thuế 10% từ năm 2019 và hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Tuy nhiên, riêng về phần mình, lãnh đạo bộ này bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án đầu tiên, tức là áp thuế ở mức 10%.
Bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá
Với thuốc lá, báo cáo của Bộ Tài chính cũng dẫn nguồn từ WHO cho rằng, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng dầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới. Trong khi ấy, Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam cao theo đánh giá có nhiều nguyên nhân trong đó có giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận.
Theo thống kê của ngành tài chính, Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ ở mức hơn 48%, thấp hơn nhiều các nước khác. Ví dụ, tỷ lệ này ở Brunei là 81%, Thái Lan 70%, Singapore là 69%, Malaysia là 57%,…
Do vậy, để hạn chế thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án.
Phương án một là áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp (cả thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo quy định, lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ năm 2016 là 70%, từ năm 2019 là 75%. Qua đó, theo phương án này, ngoài tỷ lệ thuế trên, cơ quan chức năng đề nghị bổ sung mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà. Quy định này được đề nghị áp dụng từ năm 2020.
Phương án 2 được Bộ Tài chính đưa ra là tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%.
Nêu quan điểm của mình, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, phương thức kết hợp thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối được nhiều nước phát triển (khoảng 48 nước). Qua đó, đại diện ngành tài chính đề xuất quy định theo phương án một.
Trả lời cho nghi vấn, liệu mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá có thấp không, ông Phạm Đình Thi cho rằng, đây là vấn đề cần tính toán vì sẽ ảnh hưởng tới sản xuất. Cũng theo ông, hiện mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 5 tỷ bao thuốc lá và tiêu thụ khoảng 4 tỷ bao. Bởi vậy, ông tính toán, nếu thu thêm mức tuyệt đối là 1.000 đồng/bao thì ngân sách đã có thêm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Theo Xuân Dũng/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
AEON Xuân Thủy: Không gian mua sắm và trải nghiệm sôi động
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà gia đình chính sách
Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba
Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai
Đoàn công tác Ủy ban Xã hội của Quốc hội thăm, tặng quà công nhân lao động
Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group
Tin khác
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính
Tài chính 07/01/2025 21:20
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Tài chính 07/01/2025 18:12
Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024
Tài chính 07/01/2025 11:49
Thu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt 189.000 tỷ đồng
Tài chính 07/01/2025 07:41
Thúc đẩy giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Tài chính 05/01/2025 07:26
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Tài chính 02/01/2025 06:39
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Tài chính 01/01/2025 11:47
Chính thức bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Tài chính 31/12/2024 21:59
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16%
Tài chính 31/12/2024 12:36