Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo
“Quan Âm Thị Kính” tham gia hòa nhạc Hòa giải thế giới 2017 |
Nghệ sĩ chèo đã hết mình
Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 diễn ra từ ngày 14/9 có sự góp mặt của hơn 1000 nghệ sĩ, nhạc công của 16 đơn vị nghệ thuật chèo trên toàn quốc với 26 tác phẩm tham gia tranh tài. 5 Huy chương Vàng được trao cho các vở diễn: “Điều còn lại” của Nhà hát Chèo Hà Nội, “Công lý không gục ngã” của Nhà hát Chèo Quân đội, “Trọn nghĩa non sông” của Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình, “Chuyện tình Hàn Sĩ – Đào Nương” của Nhà hát Chèo Hải Dương, “Người con gái Kinh Bắc” của Nhà hát Chèo tỉnh Bắc Giang.
6 Huy chương Bạc được trao cho các vở: “Tình yêu và bóng tối” của Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, “Rồng phượng” của Nhà hát Chèo Việt Nam, “Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư” của Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh, “Gò đống mối” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định, “Đất thiêng nơi mả dấu” của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Nam, “Huyền thoại sông và núi” của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
Hầu hết tác phẩm chèo đều mang xu hướng “hoài cổ”. Ảnh minh họa |
Ban Tổ chức cũng trao 1 giải xuất sắc về đề tài lịch sử cho vở diễn “Hào khí Bạch Đằng Giang” cho Đoàn Chèo Hải Phòng; 1 giải xuất sắc về đề tài dân gian cho vở diễn “Phú ông làm quan” cho Nhà hát Chèo Ninh Bình; 1 giải về đề tài chống tiêu cực cho vở “Hết quan hoàn dân” cho Nhà hát Chèo Hưng Yên; 1 giải về đề tài bảo vệ môi trường cho vở “Vòng vây nghiệt ngã” cho Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa; 1 giải về đề tài truyền thuyết cho vở “Vua Hùng kén rể” cho Đoàn Chèo Phú Thọ.
Ngoài ra Ban Tổ chức còn trao 1 giải cho mỗi thành phần sáng tạo xuất sắc nhất đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo mang lại hiệu quả cao cho vở diễn tham gia Liên hoan, và nhiều huy chương cho các cá nhân nghệ sỹ diễn viên, tác giả, đạo diễn nổi bật.
Điều đáng khích lệ đối với những người yêu nghệ thuật chèo truyền thống là khán giả đến xem rất đông, các suất diễn đều không còn chỗ trống. 14 ngày diễn ra Liên hoan thực sự là quãng thời gian những người nghệ sĩ chèo được sống hết mình với đam mê dưới ánh đèn sân khấu.
Đánh giá tổng kết Liên hoan, Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Trắc ghi nhận những mặt tích cực của những tác phẩm tham dự liên hoan. Ông cho biết, trong 26 tác phẩm, có 24 tác phẩm thuộc đề tài quá khứ, tuy mỗi vở có chủ đề, phong cách, màu sắc khác nhau nhưng đều đề cập tới những nội dung có liên quan tới hiện thực, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay. Các tác phẩm được tác giả thể hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng theo thể tài chính kịch tâm lý xã hội, chính kịch sinh hoạt tả thực, chính kịch anh hùng ca và cả bi kịch, bi hài kịch lẫn luận đề trong kết cấu tự sự, kịch tính, trữ tình, có hậu của truyền thống với những lớp trò nối tiếp lớp trò bằng thủ pháp ước lệ - cách điệu – tượng trưng theo mô hình nhân vật thiện ác phân minh, nghĩa tình rành mạch, tính cách đặc định…
“Cảm động biết bao khi chứng kiến lòng yêu nghề của những nghệ sĩ tham dự Liên hoan. Có những nghệ sĩ hàng ngày phải “lấy ngắn nuôi dài” bằng nhiều công việc khác để nuôi dưỡng niềm đam mê chèo, vậy mà họ đã cùng nhau vượt qua khó khăn để đến với hội chèo cho bằng anh, bằng chị, xứng với tổ nghề, xứng với truyền thống. Còn có nghệ sĩ vốn ở kịch nói, cải lương, ca múa nhạc…cũng xả thân mình thành chèo để diễn chèo, để “chia lửa” cùng các nghệ sĩ”, Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Trắc xúc động ghi nhận.
Chưa đáp ứng được khán giả đương đại
Tuy được đánh giá là một Liên hoan thành công và hấp dẫn, nhưng Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Trí Trắc cũng cho rằng, 26 tác phẩm trên sân khấu của liên hoan lần này rất hiếm có “tích hay, trò lạ” làm say lòng mà hầu hết đều mang xu hướng “hoài cổ”, đi tìm đề tài quá khứ và sử dụng những tác phẩm ở thời quá khứ. Đội ngũ tác giả trẻ đã xuất hiện nhưng chưa đông, chưa mạnh và bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao. Không ít vở kết cấu thiếu logic, nhiều nhân vật sơ sài, mỏng, thiếu tính cách, thiếu số phận, tạo ra hình tượng nhạt nhòa, làm nghệ sĩ tài năng khó diễn được tròn vai, khó thể hiện bản lĩnh của mình.
Các đạo diễn còn lúng túng và rơi vào tình trạng mâu thuẫn trong xử lý giữa tả ý với tả chân; giữa ước lệ, cách điệu, tượng trưng với sinh hoạt tả thực; giữa kịch nói với chèo truyền thống đã tạo ra những hình thức: Hát cải biên, hát vocal, hát bè, hát đuổi rồi múa hiện đại và khói mù mịt lẫn sấm, chớp cùng nhiều trang trí tả thật như đời thực… Về nghệ sĩ biểu diễn, không ít diễn viên còn hát chênh, non, phô, chệch nhịp, quên lời, rơi đạo cụ, quên đạo cụ ở sàn diễn mà không biết xử lý phù hợp, hoặc hát không bật mic hay gây tiếng rú, tiếng lạo xạo làm nhòe lời…rất nghiệp dư”…
Phát biểu tại Lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cũng đánh giá: Trải qua 14 ngày, công chúng được thưởng thức 26 vở diễn với sự tìm tòi, sáng tạo, đua tài hào hứng, sôi nổi, dạt dào lòng say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, tạo nên sức truyền cảm và ấn tượng sâu sắc. 26 vở diễn với chất lượng chuyên môn khác nhau đã phần nào phản ánh đúng thực trạng của mỗi đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Mỗi vở diễn có sắc thái, diện mạo riêng, nhiều vở mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, những vấn đề đang bức xúc trong xã hội hiện nay.
Liên hoan mang ý nghĩa quan trọng của một ngày hội lớn, nơi gặp gỡ, trao đổi, học hỏi của bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu chèo. Những cảm xúc thẩm mỹ mà các vở diễn mang lại cho người xem cùng với những hiệu ứng xã hội sẽ là nguồn tiếp sức để nghệ thuật chèo có cơ hội bảo tồn, lưu giữ và phát triển mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng chỉ ra rằng, Liên hoan cũng bộc lộ rất nhiều điểm yếu của sân khấu chèo lâu nay như thiếu những kịch bản hay để tạo sự bứt phá cho tác phẩm; một số vở diễn thể hiện sự thiếu rạch ròi trong tư duy dàn dựng; một số soạn giả, đạo diễn không bắt kịp được nhịp sống hiện đại, không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả đương đại.
Tại Liên hoan rất ít tác phẩm có câu chuyện hay, mới mẻ, phần lớn chỉ là những câu chuyện quen thuộc đã nghe, đã biết, đã thấy ở lịch sử. Sau lễ bế mạc các đại biểu, nghệ sỹ cùng khán giả, cơ quan chức năng và các địa phương trên cả nước cần tiếp tục quan tâm, chia sẻ để tìm ra những bài học kinh nghiệm, phối hợp để tạo điều kiện về mọi mặt cho các kỳ liên hoan sau.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46