"Sức sống" mạnh mẽ của loa phường

Những chiếc loa mà trước đây, có lúc bị đánh giá lỗi thời, thì nay khi cả Thành phố đang trong những ngày giãn cách xã hội, âm thanh của loa phường lại được nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của loa truyền thanh và bên cạnh đó là sự cống hiến thầm lặng của những người làm nên "sức sống" loa phường.
Doanh nghiệp cấp Giấy đi đường tràn lan, lãng phí "thời gian vàng" giãn cách Hà Nội chung sức đồng lòng, chiến thắng đại dịch

Tiếp tục sứ mệnh truyền tin

"Người đi đến từ vùng dịch, hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, có yếu tố liên quan đến dịch Covid-19 phải thông báo ngay tới Ủy ban nhân dân phường..."

Từ nhiều tháng nay, vào các khung giờ 6h-7h và 17h mỗi ngày, những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm. Người dân ở các quận, huyện của Thủ đô đã dần quen với tiếng loa truyền thanh vang lên mỗi ngày, chuyển tải những nội dung về đại dịch Covid-19, cách phòng tránh dịch bệnh, việc hạn chế tụ tập đông người... Nhờ được nghe tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh (loa phường) nên ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân được nâng lên rõ rệt.

"Trong thời điểm giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó" như hiện nay, loa phường thật hữu ích, mỗi sáng vừa chuẩn bị bữa sáng cho các cháu, tôi vừa lắng nghe thông tin phát trên loa đầu ngõ. Nhờ có loa phường mà tôi thực hiện tốt hơn cách phòng bệnh cũng như quy tắc 5K. Qua đó nhắc nhở các thành viên trong nhà chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe như đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, rửa tay đúng cách...", bà Hảo (Tổ dân phố số 3, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết.

Theo bà Hảo, những lúc như thế này mới thấy tác dụng của loa phường, đặc biệt là đối với những người cao tuổi không sử dụng mạng internet. Dù có đang bận làm việc nhà hay trông cháu thì mọi người vẫn nắm được thông tin có ích.

Ông Đào Nguyên, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 16, phường Trung Văn cho hay, mỗi sáng, tôi vừa tập những động tác vận động giữ sức khỏe tại nhà, vừa nghe những thông tin hữu ích như lấy phiếu đi chợ mỗi tuần, quy trình đăng ký tiêm vắc xin, hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...Ông Nguyên đã quán triệt các thành viên trong gia đình không được đi tập thể dục ngoài các khu công viên, sân chơi. Thay vào đó, mỗi người tự rèn luyện sức khỏe trong nhà.

Ông Nguyên khẳng định, khi giãn cách xã hội, ai ở nhà nấy thì loa phường là phương tiện hữu hiệu truyền đạt thông tin nhanh chóng đến nhiều người cùng lúc, vai trò quan trọng của loa phường trong thời điểm này đặc biệt quan trọng.

"Việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 được phường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Cùng với việc tiếp sóng, phát lại đầy đủ các thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 của phòng Văn hóa thông tin quận, phường Trung Văn cũng đã chủ động xây dựng nhiều tin, bài về công tác phòng, chống dịch", ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm qua chiếc loa phường.

Tương tự, tại các huyện ngoại thành, từ lâu loa phường đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, tự lúc nào tiếng loa đã trở thành lực lượng xung kích tham gia vào nhiệm vụ phòng, chống dịch góp phần nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh cho người dân.

Theo ông Sơn, thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hoà: Trước đây, loa phường chủ yếu thông báo nhắc nhở lịch tiêm phòng cho trẻ em, phòng chống cháy nổ trong khu dân cư, rồi cảnh báo về an ninh trật tự để người dân nâng cao cảnh giác...Thời điểm này loa phường tập trung phát các thông tin về công tác chống dịch. Phải công nhận rằng chính từ hệ thống loa phường mà thông tin về dịch Covid-19 đã được cập nhật liên tục đến từng khu phố, ngõ xóm...

Theo ông Sơn, không chỉ riêng gia đình ông mà hàng xóm cũng cảm thấy sự thân quen của âm thanh từ hệ thống loa phường. Cứ đúng khung giờ sáng sớm, hoặc chiều muộn mỗi ngày, bài hát "Cùng đoàn kết đánh bay Corona..." lại vang lên, cứ thế mà thành thói quen, ra đường ai ai cũng đeo khẩu trang rồi nhắc đi đâu về nhớ rửa tay theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế.

"Dường như sự tĩnh lặng của những ngày giãn cách xã hội làm cho mọi người cần đến một chút rộn rã của những ca khúc cổ động tinh thần vang xa khắp xóm và những thông tin hữu ích từ chiếc loa rất đỗi bình dị này, có lẽ là một phần ký ức của những ngày không quên", ông Sơn chia sẻ.

Những người thầm lặng giữ mạch loa phường

6h sáng, chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, từ công đoạn chỉnh âm thanh, đến tài liệu, bản tin sẽ phát thanh. Theo chị Diệp, hiện trên địa bàn phường có 13 cụm (27 loa) phát vào 4 khung giờ mỗi ngày, thời lượng phát 60-70 phút.

Trong đó, có nội dung thu âm sẵn của Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Nam Từ Liêm, sau đó phát thông báo của phường về về tình hình dịch bệnh, thời gian lấy mẫu xét nghiệm của các hộ dân, giờ đi tiêm của phường hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn

"Đặc biệt, đầu tháng 8 vừa qua, chợ Phùng Khoang, thuộc địa bàn phường có 1 ca nhễm Covid-19, để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin cũng như công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, hệ thống loa truyền thanh phường Trung Văn đã chủ động tăng thời lượng phát thanh. Tính từ đầu năm đến nay, hệ thống truyền thanh phường Trung Văn đã xây dựng hàng trăm tin, bài chuyên mục phòng, chống dịch Covid-19, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu để người dân nắm bắt thông tin kịp thời", chị Diệp cho biết.

Được biết, ngoài công việc phát thanh, chị Diệp còn tham gia các hoạt động đoàn thể của phường. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi khi phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, hoặc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn, chị Diệp luôn tham gia tích cực. Khi thì ghi danh sách người đến tiêm, khi thì hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi, lúc thì ổn định trật tự đảm bảo khoảng cách cho người đến xét nghiệm.

Bên cạnh đó, nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Trong khi đó ở nhiều thôn, xã tại các huyện ngoại thành, cũng như nhiều phát thanh viên khác, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn.

Mỗi khu giờ cách nhau 2-3 tiếng, thời lượng 40 phút, ngoài tiếp âm Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình sẽ phát gương người tốt việc tốt, chính sách hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, phát phiếu đi chợ, lịch tiêm vắc xin...

"Thậm chí có những ngày Đài truyền thanh huyện còn tăng thời lượng phát thanh vào buổi tối, để nâng cao ý thức của người dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định giãn cách xã hội của Thành phố, người dân không ra ngoài khi không thực sự cần thiết", chị Lan thông tin.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn.

Theo ông Dương Anh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Đình, trong các đợt cao điểm, tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, loa truyền thanh luôn cập nhật kịp thời diễn biến cũng như các chỉ đạo cụ thể của địa phương về công tác phòng, chống dịch để người dân nắm bắt. Nội dung phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu lại bám sát tình hình thực tế của địa phương. Cũng nhờ có loa phát thanh mà ngay cả những lúc bận công việc, người dân vẫn có thể nắm được thông tin cụ thể.

Những ai sống ở gần Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa đã quá quen với hình ảnh người phụ nữ dong dỏng cao, có giọng nói truyền cảm, thường xuyên xuống địa bàn động viên, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua.

Được biết, ngoài việc tuyên truyền qua loa phát thanh, chị Lan còn trực tiếp đến từng nhà, từng ngõ xóm để chụp ảnh làm tin, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch với những nội dung ngắn gọn, gần gũi.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Nhân viên Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, vẫn thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa

"Đợt này thị trấn Vân Đình được quan tâm, lắp đặt thêm 40 cụm (80 loa) khắp 9 thôn, phố nhưng do giãn cách xã hội nên mới lắp đc 20 cụm thì phải ngừng nên Đài truyền thanh thị trấn phải thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa", chị Lan cho hay.

26 năm gắn bó với Đài truyền thanh thị trấn, hiện chị Lan còn kiêm Phó Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Vân Đình, nhưng khi được hỏi về những khó khăn vất vả, cống hiến thầm lặng của mình, chị Lan chỉ cười: "Mùa dịch này, ai cũng vất vả cả, làm tốt cho xã hội, cũng là làm tốt cho mình, nên có vất vả một chút, cũng không sao!".

Thay đổi để thích nghi

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận Nam Từ Liêm, nhiều phường có nhóm Zalo, Facebook để truyền tải thông tin đến người dân. Song những người già, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể không theo dõi được thông tin trên mạng. Nhờ loa phường, người dân có thể tiếp cận thông tin về dịch bệnh một cách nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất. Đối với cơ quan quản lý địa phương, đây cũng là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, tiết kiệm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cần thay đổi phương thức sử dụng, quản lý loa phường cho hợp lý và hiệu quả, thích nghi với đời sống mới. Nhiều cụm loa phường tại địa bàn đã được điều chỉnh, phát thanh vào các khung giờ hợp lý và chắt lọc thông tin chất lượng hơn so với trước kia.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Hệ thống loa truyền thanh có mặt tận thôn cùng, xóm vắng để truyền tải những thông tin về phòng, chống Covid-19. Ảnh: Đinh Luyện

Cùng quan điểm trên, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa cho rằng, bài học từ trong đại dịch Covid-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của loa truyền thanh. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi xây dựng chương trình chuyên đề, bên cạnh bản tin còn xen kẽ các bài hát về công tác chống dịch tạo không khí hứng khởi, gây sự chú ý đối với người dân.

Đã có lúc những chiếc loa truyền thanh bị đánh giá là lỗi thời, thì nay lại là thứ mà nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày, với tần suất hoạt động và mật độ của mình, những tiếng loa ấy đã len lỏi tới mọi ngõ xóm, mọi khu dân cư để cung cấp những thông tin chính thống, góp phần tích cực vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động