Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ

(LĐTĐ) Được biết đến với lịch sử hàng trăm năm, làng nghề may comple Vân Từ (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đến nay ngày càng phát triển. Nhờ áp dụng máy móc vào sản xuất, thời gian sản xuất được rút gọn, sản phẩm comple, veston của làng nghề ngày càng được biết tới nhiều hơn.
Độc đáo “làng bách nghệ” Chàng Sơn Làng nghề chủ động phòng ngừa “bà hỏa” Lắng nghe để gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp

Kỳ công nghề may comple, veston

Xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên) hiện có 10 thôn, trong đó có 2 thôn chủ lực làm nghề may comple, veston đó là thôn Từ Thuận và thôn Chung, những thôn khác trong xã cũng có nghề nhưng thường là làm thuê cho các cửa hàng lớn.

Theo các bậc cao niên trong xã, những năm đầu của thế kỷ XX, đời sống nhân dân khó khăn. Để có việc làm tốt hơn và phù hợp với xu thế xã hội, một tốp thanh niên làng Từ Thuận đã rủ nhau lên nội thành Hà Nội học nghề may comple, veston. Thời điểm đó comple, veston chủ yếu để phục vụ cho tầng lớp thượng lưu và người Pháp nên giá cả khá cao.

Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ
Nghề may comple, veston tại xã Vân Từ ngày càng phát triển, mang lại thu nhập khá cho người dân làm nghề. Ảnh: Lương Hằng

Nhờ sự chăm chỉ và khéo léo của tốp thanh niên đó, họ đã thành thạo nghề và mang nghề về mảnh đất Từ Thuận rồi truyền nghề cho mọi người trong làng. Lúc đó Từ Thuận vẫn là một làng thuần nông nên nghề may comple, veston cũng rất khó phổ biến. Sau này, do chiến tranh mà làng nghề tưởng chừng như mất hẳn, chỉ còn dăm ba hộ làm thủ công tại nhà với máy móc khá thô sơ, chất lượng sản phẩm cũng không được chú trọng.

Với mong muốn giữ nghề truyền thống, khoảng năm 1992, các cụ cao niên trong xã còn giữ được nghề đã đề xuất với chính quyền xã Vân Từ cho mở hai lớp dạy nghề may comple, veston và đã thu hút được trên dưới 70 học viên trong toàn xã. Cũng từ đó nhiều người trẻ đã bén duyên với nghề. Càng về sau, số lượng các nhà làm nghề càng ngày càng nhiều và nhanh chóng lan rộng ra cả xã Vân Từ.

Cũng như các ngành, nghề khác, việc làm nên thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu là một điều trăn trở với những người làm nghề nơi đây. Theo các chủ xưởng may tại xã Vân Từ, nghề may comple, veston Vân Từ có những đặc điểm riêng để tồn tại và phát triển, đó là vải có tới 4 lớp gồm vải, mùng, lót, bong làm cho sản phẩm dầy hơn, bền hơn không bị nhàu và phai màu.

Những năm gần đây, việc áp dụng máy móc vào sản xuất đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công đoạn sản xuất vẫn gồm các công đoạn như: Cắt hàng, ép hàng, làm thân, làm cổ, tra tay, thùa khuy, đính cúc, là áo và đóng gói. Tuy nhiên, các công đoạn trên đều được rút gọn khi có máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, khi có máy móc, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao vì khi làm bằng tay, một số công đoạn như ép hàng khó có thể đạt được hiệu quả như máy.

Cũng chính từ sự khác biệt trong sản xuất comple, veston của làng nghề nên nhiều nhãn hàng thời trang lớn đã tìm tới và ký hợp đồng với các xưởng sản xuất tại đây. Không chỉ vậy, được sự tạo điều kiện của địa phương, sản phẩm của làng nghề còn được quảng bá rộng rãi tại các hội chợ, các kênh thông tin truyền thông, do đó làng nghề đã có lượng khách hàng ổn định và không ngừng phát triển.

Nhiều tiềm năng phát triển

Đến Vân Từ thời điểm hiện tại, không khó để bắt gặp những người trẻ tham gia làm nghề truyền thống. Phát huy thế mạnh, họ đã mở rộng được nhiều mối hàng, mở rộng các kênh tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề. Cũng chính bởi vậy, hiện nay, tại xã Vân Từ đã hình thành một khu dịch vụ tập trung rất nhiều các nhà may comple, veston để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tiếp nối nghề truyền thống của gia đình đã được 7 năm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) đã có cho mình lượng đơn hàng khá ổn định. Mặt hàng sản xuất chủ yếu của xưởng là áo vest và quần âu. Theo chị Ngọc, so với trước đây, làng nghề phát triển hơn rất nhiều. Nếu như thời bố mẹ chị làm, chủ yếu bán vào khoảng tháng 8 và thời điểm cuối năm thì nay làng nghề sản xuất quanh năm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, xưởng sản xuất nhà chị Ngọc hiện đang có khoảng 15 công nhân làm việc tại xưởng, ngoài ra, có một số lao động nhận hàng về nhà làm.

Chia sẻ về doanh thu từ làm nghề, chị Ngọc cho hay: “Doanh thu của xưởng may không cố định vì không có đơn hàng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tính trung bình, dao động từ 20 tới 30 triệu đồng/tháng. Với những công nhân có tay nghề, thu nhập cũng vào khoảng trên 10 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập ổn định với khu vực nông thôn. Mọi người có thể làm việc gần nhà, không mất thời gian, công sức di chuyển, vẫn có mức thu nhập khá”. Cũng theo chị Ngọc, hiện tại, hệ thống giao thông thuận tiện nên hàng gửi đi trong nước rất dễ dàng, thuận tiện.

Là một người tâm huyết với nghề may may comple, veston anh Trần Huy Tiến - Phụ trách nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật đo Công ty Phong Cách Tân cho rằng, nghề may comple, veston tại làng nghề có rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu chính là làng nghề có nguồn thợ tay nghề cao, tâm huyết với nghề.

Theo anh Tiến, để làng nghề được nhiều khách hàng biết tới thì công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng. Cũng chính bởi vậy, trong những chuyến công tác đi tỉnh, khi gặp khách hàng anh Tiến đều giới thiệu cặn kẽ cho họ hiểu hơn về những sản phẩm cũng như các công đoạn, điểm khác biệt khi sản xuất ra mặt hàng comple, veston truyền thống.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường thương mại điện tử và mạng xã hội là mảnh đất “màu mỡ” cho việc bán hàng. Do đó, các xưởng sản xuất cũng có thể phát triển các kênh này để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để duy trì sự phát triển bền vững của làng nghề thì yếu tố chất lượng cũng phải đặt lên hàng đầu.

Lương Hằng

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Xem thêm
Phiên bản di động