Tác động giá xăng đến đời sống người dân
Giá xăng dầu “phi mã” - Sức ép lớn cho lạm phát và hồi phục kinh tế Doanh nghiệp vận tải khó chồng khó khi giá xăng dầu tăng mạnh Giá xăng tăng mạnh, vượt mốc 24.000 đồng/lít |
Theo anh Nguyễn Đình Khắc (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), phương tiện anh đang sử dụng là mẫu xe sedan cỡ nhỏ có mức tiêu thụ nhiên liệu 8-10 lít/100 km. Nếu mỗi ngày di chuyển khoảng 30 km thì một tuần đi khoảng 210 km, tổng số tiền phải trả trên 500.000 đồng. Với giá xăng tăng như hiện tại, tính ra mỗi tháng anh phải chi phí khoảng 2 triệu đồng cho việc mua xăng.
![]() |
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước tăng đáng kể theo đà tăng của thị trường thế giới. Ảnh minh họa: Minh Phương |
Trong khi đó, anh Trần Đình Vinh (Nam Định) đã vay ngân hàng mua ôtô chạy Grab gần 2 năm, đến nay vẫn còn chưa thể trả được nợ. Gần nửa năm qua, xe nằm một chỗ do giãn cách xã hội, nay được chạy trở lại, anh chưa kịp mừng thì giá xăng liên tục tăng cao, nên anh chưa biết tính kiểu gì để có lãi
Còn chị Nguyễn Thị Hồng (phường Văn Quán, quận Hà Đông) cho rằng, việc tăng giá xăng, dầu đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị. Theo chị Hồng, trước đây, đổ 50.000 đồng xăng xe máy đi được một tuần, bây giờ lên 70-80.000 đồng. Không những vậy, thời điểm này, các loại thực phẩm đã rục rịch tăng giá từ 20-50%, đa số người bán đều nói rằng giá xăng tăng khiến cho các chi phí vận chuyển tăng theo, cùng với đó, nhiều địa phương gặp khó khăn trong sản xuất, gieo trồng, chăn nuôi do dịch bệnh diễn biến phức tạp… khiến đội giá thực phẩm.
“Sau đợt tăng giá xăng dầu lần này, tôi khá lo ngại thị trường hàng hóa sẽ có biến động tăng theo, nhất là sắp vào mùa mua sắm cuối năm. Hiện tại, dịch Covid-19 đã ít nhiều khiến thu nhập gia đình tôi giảm sút. Nếu đối mặt với áp lực chi phí sinh hoạt tăng thì sẽ khó tránh khỏi gây ra khó khăn trong cân đối chi tiêu của gia đình”, chị Hồng chia sẻ.
Sau khi giá xăng tăng, ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như: Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, chợ Văn Quán (quận Hà Đông) Nguyễn Cao (quận Hai Bà Trưng)…giá nhiều loại thực phẩm, rau xanh đã tăng mạnh so với thời điểm giữa năm. Cụ thể, rau muống, rau cải, hành lá, rau mùi... đã tăng từ 20 đến 50% so với thời điểm giữa năm, cá biệt có loại tăng giá gấp đôi.
Chị Nguyễn Thị Hồng (phường Văn Quán, quận Hà Đông) cho rằng, việc tăng giá xăng, dầu đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị. Theo chị Hồng, trước đây, đổ 50.000 đồng xăng xe máy đi được một tuần, bây giờ lên 70-80.000 đồng. Không những vậy, thời điểm này, các loại thực phẩm đã rục rịch tăng giá từ 20-50%, đa số người bán đều nói rằng giá xăng tăng khiến cho các chi phí vận chuyển tăng theo, cùng với đó, nhiều địa phương gặp khó khăn trong sản xuất, gieo trồng, chăn nuôi do dịch bệnh diễn biến phức tạp… khiến đội giá thực phẩm. |
Cá rô phi 60.000-80.000 đồng/kg tùy kích cỡ, tăng khoảng 15.000 đồng/kg; thịt gà 120.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; ốc nhồi 130.000 đồng/kg, tăng 25.000-30.000 đồng/kg so với giữa năm… “Với chi phí vận tải cao, nguồn cung hạn chế do thời tiết bước vào đợt lạnh, mưa bão, nhu cầu tiêu dùng tăng về cuối năm, giá cả sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới”, bà Phạm Thị Diên, tiểu thương chợ Trung Văn cho biết.
Trong lĩnh vực thương mại, bên cạnh sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tăng giá xăng, dầu đã có tác động tức thời đến lĩnh vực này, đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới quyết định mức tiêu dùng của người dân. “Giá nguyên liệu đầu vào cùng nhiều chi phí nhà máy tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất, nên giá một số mặt hàng trong cửa hàng tiện ích đã bắt đầu tăng, về cuối năm, giá cả sẽ còn tăng hơn nữa. Hiện, giá một số mặt hàng như mỹ phẩm, bánh kẹo, gia vị tăng bình quân từ 7% đến 10%”, anh Hải Nam, chủ của hàng kinh doanh tiện ích Bee Mart trên đường Cầu Diễn thông tin.
Giá xăng, dầu tăng đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và điều lo ngại nhất là hiệu ứng tăng giá dây chuyền tác động đến giá cả của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và cuối cùng người tiêu dùng phải gánh chịu. Để tránh tình trạng “tát nước theo mưa”, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chặt các phương án kê khai giá, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Tin khác

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu
Thị trường 19/04/2025 15:11

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng
Thị trường 19/04/2025 12:06

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 07:20

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 06:53

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng
Thị trường 19/04/2025 06:20

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá
Thị trường 18/04/2025 18:37

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm
Thị trường 18/04/2025 07:46

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm
Thị trường 18/04/2025 06:52

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ
Thị trường 18/04/2025 06:41

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững
Thị trường 18/04/2025 06:29