Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 đã hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.
Hà Nội: Đẩy mạnh triển khai tái định cư phục vụ thi công Vành đai 4 Huyện Thường Tín chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 hơn 815 tỷ đồng Huyện Đan Phượng: Phấn đấu đến 31/12 hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ VI, ngày 9/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này cũng như 5 nhóm cơ chế, chính sách trong dự thảo.

Đại biểu cho biết, dự án Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức và nguồn vốn, đã và đang được triển khai rất tích cực. Công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.

Hiện Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành trong tháng 11, làm cơ sở để phê duyệt dự án trong tháng 12/2023 đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và khởi công trong năm 2024.

Tổng mức đầu tư dự án thành phần ba là 56.294 tỷ đồng, bao gồm tiểu dự án sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP là 26.768 tỷ đồng và phần dự án sử dụng vốn nhà đầu tư là 29.526 tỷ đồng.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Từ thực tế triển khai dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Ông cho biết khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP vì có 3 nội dung chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35.

Cụ thể là: Chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về thời điểm phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công.

“Tiểu dự án đầu tư công thuộc dự án thành phần 3 PPP của dự án đường Vành đai 4 phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán sau thiết kế cơ sở đối với tiểu dự án số vốn ngân sách nhà nước tham gia trong tổng thể dự án PPP rồi mới tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định 35.

Theo đó, sẽ kéo dài thời gian 1 năm mới có thể lựa chọn nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP. Nếu triển khai thực hiện đấu thầu ngay sau khi phê duyệt dự án thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian.

Đồng thời, cơ quan chuyên môn vẫn tổ chức thẩm định thiết kế dự án sau thiết kế cơ sở khi đã lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát tiểu dự án đầu tư công. Vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng dự án đường Vành đai 4 mà là vấn đề chung đặt ra đối với các dự án PPP có tiểu dự án vốn đầu tư công tham gia”, đại biểu phân tích.

Từ thực tiễn nêu trên, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung, cập nhật, thống nhất quy định này vào Điều 4 dự thảo Nghị quyết theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng góp ý về cơ chế quản lý tài chính, thanh toán đối với vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể, đối với phương thức tách thành tiểu dự án trong dự án PPP, thanh toán tối đa 50% giá trị tiểu dự án vốn đầu tư công khi hoàn thành công trình thuộc tiểu dự án và thanh toán giá trị còn lại khi được xác nhận hoàn thành công trình.

Đối với phương thức bố trí hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị tiến độ, điều kiện quy định tại hợp đồng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được xác nhận và theo tỷ lệ các nguồn vốn giá trị tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn hàng năm quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Theo các quy định trên nhà đầu tư phải chủ động bỏ vốn chủ sở hữu, vốn vay để thực hiện các hạng mục công trình trước, bao gồm cả phần chi phí thuộc phần vốn Nhà nước tham gia và chỉ sau khi hạng mục công trình đó được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận đã hoàn thành thì mới được Nhà nước giải ngân.

Theo đại biểu, việc này làm giảm tính hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thu xếp, bố trí vốn triển khai dự án cũng như ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vì vậy, cần quy định theo hướng phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP được thanh toán giải ngân theo tiến độ, tỷ lệ tương ứng với phần vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng do nhà đầu tư huy động.

Về việc giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án qua nhiều địa phương, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau. Cùng với đó là việc đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm khó khăn không nhỏ cho cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư dự án.

Từ thực tiễn triển khai dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án này vào Điều 6 dự thảo Nghị quyết theo hướng: Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể và giao cho các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện. Việc bố trí vốn của địa phương và ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí đủ cho dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại từng địa phương. Với dự án đầu tư xây lắp sử dụng đa dạng nguồn vốn, linh hoạt cơ cấu nguồn vốn.

Về cơ chế, chính sách đặc thù về mỏ vật liệu, đại biểu đề nghị bổ sung vào Điều 7 dự thảo Nghị quyết định hướng chính sách cho phép tiếp tục giao cho các nhà thầu thi công khác trong cùng dự án được khai thác phần khối lượng còn lại phục vụ dự án mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký khai thác theo cơ chế đặc thù; thời gian thực hiện cơ chế đặc thù cho khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thực hiện cho đến khi kết thúc hoàn thành dự án.

Thực tế dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô cơ chế này được thực hiện trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đối với dự án thành phần 3 vẫn đang trong giai đoạn thẩm định dự án đầu tư và nhiều khả năng không kịp thời gian để thực hiện chính sách đặc thù này sẽ phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh gia hạn thời gian làm ảnh hưởng tiến độ chung của toàn dự án.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động