Tái hiện nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long
Dự Chương trình có ông Chử Xuân Dũng, Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam.
Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Chương trình. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trong cung đình, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, nhà vua thường ban yến, ban quạt cho văn võ bá quan. Ân điển ban quạt của nhà vua còn ý nghĩa sâu sắc là ban “Phúc lành, sức khỏe, bình an” cho muôn nhà.
Nét độc đáo của Tết Đoan Ngọ chính là hương vị quê hương, là bản sắc văn hóa thể hiện qua mỗi phong tục, mỗi nghi thức được nhà vua tổ chức trang trọng trong cung hàng năm.
Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm nay bao gồm: Hoạt động trưng bày và hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa kia.
Tái hiện nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Thanh Tùng). |
Lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ và trưng bày bộ sưu tập quạt của nghệ nhân Dương Văn Đoàn; trưng bày chiếc quạt mang tính chất cung đình có kích thước 2,4m đề bài thơ của vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503; trưng bày một số quạt dành cho vua, hoàng hậu và quan được phỏng dựng dựa trên các nguồn tư liệu.
Ngoài ra, đến với không gian trưng bày, du khách còn được tìm hiểu những phong tục độc đáo của ngày tết Đoan Ngọ như tục “giết sâu bọ”, tục đeo bùa ngũ sắc thông qua những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng trên phố Hàng Mụn xưa, tục hái thuốc nam đề cao tri thức dân gian dùng thảo mộc chăm sóc sức khỏe con người và trưng bày quạt trong đời sống xưa và nay… thông qua hệ thống trưng bày hiện vật, pano, tranh vẽ diễn giải sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ và hấp dẫn.
Du khách còn được nghe Nhà sử học Lê Văn Lan nói chuyện về các nghi lễ Tết Đoan Ngọ trong cung đình xưa, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Ánh Tuyết giới thiệu tục “giết sâu bọ” trong ngày tết Đoan Ngọ, nghệ nhân Dương Văn Đoàn giới thiệu về quy trình làm quạt…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46