Tại sao bạn bị tê tay khi ngủ dậy?
Tê tay: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề | |
Vì sao khi lấy quần áo trong máy giặt lại bị giật tê tay? |
Hiện tượng này thực sự khá phổ biến, theo James Dyck, một chuyên gia thần kinh tại Bệnh viện Mayo. Và nó là ví dụ tuyệt vời về cách cơ thể bảo vệ chính mình ngay cả trong tình trạng tê liệt khi ngủ.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng cảm giác kim châm và tê bì là do thiếu máu chảy tới dây thần kinh. Nhiều khả năng sự chèn ép thần kinh - các dây thần kinh bị đẩy và bị đè, gây ra các triệu chứng này.
Vùng tay chịu sự chi phối của nhiều dây thân kinh. Mỗi dây thần kinh phục vụ một chức năng quan trọng.
Dây thần kinh nách nâng cánh tay ở vai.
Dây thần kinh cơ bì gấp khuỷu tay.
Dây thần kinh quay duỗi cánh tay và nâng cổ tay và ngón tay.
Dây thần kinh trụ xòe các ngón tay.
Mặc dù cơ chế sinh lý còn chưa hoàn toàn hiểu rõ, tác động của chèn ép bất kỳ dây thần kinh nào trong giấc ngủ - khi bạn ngủ đè lên cánh tay hoặc cho người khác gối lên tay - giống như dẫm chân lên ống nước trong vườn. Các thông tin đi từ các chi lên não tạm thời bị gián đoạn.
Vậy tại sao tay lại có cảm giác bị liệt khi thức dậy?
Có hai lý do.
1) Tay thực sự bị liệt tạm thời. Trong giấc ngủ REM, não sẽ gửi một tín hiệu gây liệt toàn cơ thể. Mục đích của điều này là để giữ cho bạn khỏi diễn lại giấc mơ (xảy ra trong REM). Nhưng nếu bạn thức giấc ở một trong những giai đoạn này, bạn có thể có ý thức trước khi kiểm soát hoàn toàn các chi. Điều này được gọi là liệt giấc ngủ, và nó có thể là một tình huống đáng sợ. Bạn đang mắc kẹt ở đâu đó giữa mơ và tỉnh, và bạn không thể cử động được.
2) Chèn ép thần kinh dẫn đến liệt tạm thời (có lẽ vì bạn bị kẹt ở tư thế chèn ép trong REM).
Chèn ép dây thần kinh có thể gây tổn thương chúng. Điều tốt là cơ thể sẽ tự nhiên thức giấc như một cơ chế bảo vệ khi dây thần kinh bị chèn ép quá lâu. Sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động, đầu tiên thường là với cảm giác bị bị kim châm.
Các cấu trúc thần kinh khi phục hồi có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là vì các dây thần kinh được kích thích một cách tự nhiên. Hầu hết các trường hợp, cảm giác châm chích này là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời báo hiệu các dây thần kinh đang hoạt động trở lại.
Việc nằm đè lên tay khi ngủ không có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho các dây thần kinh. Nhưng có một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép có thể trở thành một vấn đề lớn hơn.
Một trường hợp như vậy được gọi là "Liệt đêm thứ Bảy ", khi một người đè vào một dây thần kinh khi ngủ thiêp đi trong cơn say rượu. Rượu làm suy yếu khả năng của cơ thể để đánh thức bạn và bảo vệ dây thần kinh.
Nếu bạn bị say, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn có thể không duỗi được cổ và các ngón tay. Điều này có thể kéo dài hơn một vài phút (có lẽ thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) vì dây thần kinh phải sửa chữa lớp vỏ bảo vệ.
Và tiếp theo có bệnh thần kinh di truyền gây liệt chèn ép (HNPP), một tình trạng di truyền khiến người bệnh dễ bị tổn thương do chèn ép thần kinh hơn. Những người này có thể muốn thật cẩn thận để không nằm đè lên chân tay hoặc thậm chí bắt chéo chân khi ngủ để tránh chèn ép dây thần kinh. (Hội chứng ống cổ tay cũng có thể gây cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở tay vào ban đêm).
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang
Tin khác
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài
Y tế 06/11/2024 18:07
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16