Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục
Tranh cãi quanh bộ sách Tiếng việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Tưởng mới hóa cũ | |
Sách Công nghệ giáo dục bị chế giễu vì "đánh vần bằng hình vuông, tròn": Bộ Giáo dục lên tiếng |
Một giáo viên tại Hà Tĩnh, trực tiếp dạy TV1-CNGD (Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục) liên tục trong 5 năm qua cho biết: “Sau 3 tháng, khi học sinh đọc được khá và tốc độ đọc ngày càng tốt hơn thì cha mẹ học sinh yên tâm. Đúng là đầu năm học, cha mẹ nào cũng lo lắng nhưng trong 5 năm qua, không có ai phản đối. Nhưng phải thẳng thắn mà nói là dạy theo công nghệ giáo dục, giáo viên cực kì vất vả”.
Lý do GV "cực kỳ vất vả”, được cô Trần Thị Thu (Hương Sơn) giải thích: “Đây là chương trình hoàn toàn mới, cả về quan điểm, lý thuyết lẫn phương pháp. Giáo viên chỉ được tập huấn một thời gian ngắn, sau về mày mò tự học. Chương trình hiện hành thì những em yếu bố mẹ có thể hỗ trợ được, nhưng CNGD thì phó mặc cho nhà trường”.
Cô Thu cho biết thêm, khi dạy CNGD, giáo viên buộc phải tuân theo các bước, quy trình chặt chẽ của người biên soạn sách. Tuy nhiên, thời gian không đủ để thực hiện, và nhiều thao tác không phù hợp, không cần thiết. Vì vậy, giáo viên phải trăn trở tìm cách khác, thông qua tổ chuyên môn để bàn thảo, quyết định.
“Giai đoạn đầu, cả trường quay cuồng, vật lộn với công nghệ, các môn khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, cô Thu cho hay. Vì vậy, giáo viên này dạy CNGD thì chuyên dạy, còn các giáo viên khác không thể dạy được.
Việc tuân thủ chặt chẽ “công nghệ” đã gò bó sự sáng tạo, linh hoạt của học sinh và giáo viên. Điều này đã được thể hiện trong kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia về TV1-CNGD: "Việc thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và học sinh có thể hạn chế sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại, nếu tiếp tục trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu”.
Cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Đức Kế (thị trấn Can Lộc-Hà Tĩnh) cho biết: Do chỉ được phép áp dụng duy nhất và đúng thiết kế của sách giáo viên nên phần nào gây tâm lí nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh, giáo viên mất cơ hội được sáng tạo.
Tuy nhiên, cô Xuân cũng nêu các ưu điểm của CNGD: “Học sinh được hoạt động thường xuyên, không em nào ngoài cuộc, giáo viên có thể kiểm soát được 100% học sinh tham gia quá trình học. Đến cuối kỳ 1, cơ bản học sinh đã đọc thông, viết thạo. Cuối năm, học sịnh đọc và viết khá nhanh, nắm chắc luật chính tả, không tái mù, nói năng chững chạc lưu loát”.
Theo Quang Đại/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02