Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong điều kiện bình thường, cơ hội việc làm đối với người khuyết tật vốn đã khó khăn, thì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp càng khiến vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật thêm nhiều trở ngại. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm khắc phục khó khăn, tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19...
Google giới thiệu ứng dụng hỗ trợ người khuyết tật dùng smartphone Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội trao hỗ trợ tới 200 người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Lan tỏa nghị lực sống và tình yêu thương tới cộng đồng

Gia tăng tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp

Trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vấn đề giải quyết việc làm phù hợp với người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn.Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 6,2 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ có việc làm đối với người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên là 36%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật là 60%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người khuyết tật là đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mất việc làm.

Đánh giá nhanh về tác động của Covid-19 đối với người khuyết tật của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) cho thấy, người khuyết tật nằm trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh; 72% người trả lời có thu nhập hằng tháng dưới 1 triệu đồng, 30% người trả lời cho biết đang thất nghiệp vì đại dịch, 49% cho biết bị giảm thời gian làm việc; trong số những người vẫn đang có việc làm, 59% cho biết thu nhập bị giảm.

Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Hướng dẫn người lao động là người khuyết tật học nghề may tại Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp gia tăng, bà Đào Thu Hương - cán bộ về quyền của người khuyết tật, UNDP Việt Nam cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp hướng đến phát triển và vận hành sản xuất theo phương thức chuyển đổi số.

Người bình thường khi tham gia vào thị trường lao động cũng đã là một thách thức không hề nhỏ, với lao động là người khuyết tật càng khó khăn hơn. Nhất là hiện nay, đa phần lao động người khuyết tật là lao động thủ công, không có trình độ thì việc bị loại trừ ra khỏi thị trường lao động là điều dễ nhận thấy.

Với 2 triệu người khuyết tật thất nghiệp tương đương với việc Việt Nam mất đi 3% GDP tiềm năng mỗi năm. Việc loại trừ người khuyết tật ra khỏi hoạt động phát triển kinh tế chung thông qua việc làm, tương đương Việt Nam “hao hụt” từ 1-7% tổng sản phẩm trong nước.

Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Tại Hà Nội, theo thông tin từ Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội hiện có hơn 100.000 người khuyết tật, khoảng 30% trong số đó đang ở độ tuổi thanh niên có nhu cầu việc làm để ổn định cuộc sống. Về thực trạng công tác hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo nghề, việc làm cho người khuyết tật ở Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết, trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

"Do vậy, trong thời gian qua Hội người khuyết tật Thành phố đã khuyến khích người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động chung, đồng thời Hội phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội truyền tải những nội dung thông tin tuyển dụng dành cho lao động là người khuyết tật theo nhiều kênh khác nhau như gửi công văn đến các hội quận, huyện, qua email… để họ nắm được những cơ hội tìm kiếm việc làm và tham gia trực tiếp vào các phiên giao dịch lồng ghép người khuyết tật", ông Nguyễn Hồng Hà cho biết.

Để người khuyết tật có cơ hội được đào tạo nghề và có việc làm ổn định, nhất là trong bối cảnh Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng, các chủ sử dụng lao động cần thay đổi nhận thức về khả năng làm việc của người khuyết tật. Các huyện, thành phố có chính sách tạo điều kiện để họ tìm được việc làm tại chỗ; hỗ trợ sinh kế; tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm do người khuyết tật tạo ra, qua đó tạo điều kiện cho họ có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.

Cũng trong bối cảnh Covid-19, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật, Hội đã tích cực tổ chức dạy nghề cho hội viên thông qua sự phối hợp với trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp; Hội Người khuyết tật cấp quận, huyện và các tổ chức thành viên chủ động phối hợp với các doanh nghiệp địa phương, trung tâm dạy nghề đào tạo nghề và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hàng trăm người khuyết tật.

Hội cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Đặc biệt, tháng 9/2021, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội đã triển khai kênh Youtube về dịch vụ việc làm cho người khuyết tật - đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hợp tác công tư trong việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội, Việt Nam” do Hội Phục hồi chức năng quốc tế Rehabilitation International - RI tài trợ.

Thông qua kênh chính thống, những người khuyết tật có cơ hội được tiếp cận với các nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân, được tập huấn trang bị kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp, xin việc...Ngoài ra, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội còn có trang website, fanpage, bản tin và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc (Hợp tác xã Vụn Art, Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng...) có nhu cầu tuyển dụng lao động là cơ hội rất tốt để người khuyết tật tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, hằng năm, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ Thanh thiếu niên Hà Nội (trực thuộc Thành đoàn Hà Nội), Trung tâm Dịch vụ việc làm - Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức các Ngày hội việc làm hòa nhập, phiên giao dịch việc làm lồng ghép để các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc ở các ngành nghề may, mộc, công nghệ thông tin, telesales, bán hàng, chăm sóc khách hàng, xoa bóp bấm huyệt với mức lương trung bình 3 - 7 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Hồng Hà, những hoạt động, chính sách hỗ trợ thiết thực của Hội Người khuyết tật Hà Nội cũng như các tổ chức, trung tâm đã góp phần thúc đẩy các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Hội Người khuyết tật Hà Nội đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy để các công ty, doanh nghiệp mời hợp tác tư vấn về tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc như Công ty Cổ phần Intel Life, Công ty Cổ phần Lotus, Công ty Cổ phần Việt Chuẩn, Apec Group, Viện Nghiên cứu ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực... qua đó giúp người khuyết tật tạo dựng cuộc sống tự lập và hòa nhập bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động