Tăng cường các giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá
Xây dựng môi trường không khói thuốc trong CNVCLĐ | |
Cần có chế tài đủ mạnh | |
90% số ca mắc bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá |
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, tim mạch, đột quỵ... |
Vì vậy, các liệu pháp thay thế nicotine, cũng như giảm thiểu tác hại thuốc lá đã ra đời và được sử dụng rộng rãi nhằm tăng cường kiểm soát các triệu chứng khi cai nghiện đối với những người nghiện thuốc lá. Từ đó, chuyển qua các phương pháp điều trị an toàn hơn.
Tại buổi chia sẻ về các hình thức giảm thiểu tác hại trong ngành thuốc lá, các chuyên gia y tế cho rằng, mặc dù cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng WHO đã công nhận: “Nếu phần lớn những người hút thuốc lá không thể hoặc không muốn bỏ thuốc, chuyển đổi ngay lập tức từ thuốc lá thông thường sang sử dụng những sản phẩm cung cấp nicotine thay thế ít độc hại hơn, sau đó dần dần bỏ hẳn chúng, đó sẽ là thành công đáng kể của nền y tế công cộng”.
Được biết, hiện một số nước trên thế giới đã cấp phép và công nhận các sản phẩm thay thế nhằm giảm thiểu tác hại thuốc lá đến sức khỏe con người như: Miếng dán, kẹo cao su, viên ngậm nicotine. Thậm chí, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, một loạt các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc lá đã ra đời như thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu hun nóng...toàn bộ sản phẩm đều có chứa nicotine đã được cấp phép.
Theo Viện Nghiên cứu quốc gia về tham vấn chăm sóc sức khỏe (NICE) của Anh, các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc là có chứa chất nicotine như miếng dán, kẹo cao su…có thể được sử dụng để giúp đỡ người nghiện thuốc lá giảm lượng hút vào cơ thể. Giáo sư Mike Kelly, Giám đốc trung tâm NICE cho biết, việc cắt giảm hút thuốc lá với sự hỗ trợ từ các sản phẩm có chứa nicotine được cấp phép như các loại kẹo cao su và các miếng dán có thể giúp giảm sự nguy hại gây ra bởi thuốc lá. Một cách dễ hiểu, người ta hút thuốc vì nicotine nhưng chết vì nhựa có trong thuốc lá. Hút thuốc lá rất dễ nghiện, đó là lý do tại sao con người lại thấy rất khó khăn trong việc từ bỏ chúng.
Vì thế, các biện pháp, các sản phẩm nhằm giảm thiểu tác hại thuốc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Thế nhưng, các sản phẩm này có thực sự an toàn? Đó là câu hỏi được nhiều người tham gia tại buổi chia sẻ về vấn đề giảm thiểu tác hại thuốc lá đặt ra, đặc biệt là đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử hay thuốc lá hun nóng.
Mặc dù các sản phẩm thuốc lá điện tử ít khói hơn thuốc lá truyền thống nhưng vẫn có nguy cơ gây các bệnh liên quan đến sức khỏe cho người sử dụng |
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty Philip Morris International (PMI) đang làm việc trên 4 loại hình sản phẩm giảm thiểu rủi ro (RRPs) cho rằng, trên thực tế, tại nhiều quốc gia, thuốc lá điện tử nói chung và thuốc là hun nóng nói riêng vẫn đang bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, không giống như thuốc lá điện tử - là sản phẩm sử dụng dung dịch có chứa nicotine, thì sản phẩm hun nóng chỉ làm nóng chứ không đốt cháy sử dụng lá thuốc lá tự nhiên. Những sản phẩm này làm nóng lá thuốc lá ở một nhiệt độ vừa đủ để tạo ra hơi nước aerosol mà không có sự đốt cháy. Chúng có khả năng làm giảm thiểu một cách đáng kể rủi ro cho người dùng.
Một ví dụ cụ thể với việc giảm thiểu tác hại thuốc lá từ IQOS cho thấy, khi được hun nóng, IQOS sản sinh ít hơn 90- 95% chất độc hại hoặc các chất tiềm ẩn độc hại so với thuốc lá đốt đối với người sử dụng và với những người xung quan. Sản phẩm này cũng duy trì nhiệt độ dưới 350 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ 600 tới 800 độ C của thuốc lá thông thường. IQOS không có quá trình đốt cháy, không có khói thuốc, không có tàn và nhẹ mùi…
Với những tác động tích cực trong việc giảm thiểu tác hại thuốc lá, năm 2016 tại Anh, Hiệp hội Y khoa nước này đưa ra các báo cáo nói rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá hun nóng là lựa chọn tích cực cho người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá. Và lần đầu tiên, Bộ Y tế Công cộng nước Anh đưa thuốc lá điện tử vào chiến dịch "Stoptober" hàng năm, nhằm cổ vũ người hút thuốc lá bỏ thuốc, hoặc chuyển đổi sang các sản phẩm ít độc hại hơn. Năm 2017 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi. Tiếp bước nước Anh là các quốc gia như New Zealand, Canada và Scotland, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo số liệu từ WHO, hiện đã có gần 40 quốc gia trên thế giới cho phép lưu hành các sản phẩm hỗ trợ giảm thiểu tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện các sản phẩm này vẫn chưa được cho phép, người tiêu dùng chủ yếu sử dụng sản phẩm trôi nổi và không được cung cấp thông tin, khuyến cáo đầy đủ khiến sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Theo nghiên cứu của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh nguy hiểm như đột quỵ. Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00