Tăng cường hỗ trợ nông dân làm kinh tế từ các nguồn vốn

(LĐTĐ) Để phát triển nguồn vốn giúp nông dân phát triển kinh tế, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn vốn như tuyên truyền, vận động xã hội hóa, tranh thủ tối đa nguồn vốn vận động từ tổ chức, cá nhân; tạo đà cho nông dân xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế mới.
Sớm tháo gỡ các “điểm nghẽn” để đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% Khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

Tạo đà cho nông dân phát triển kinh tế

Hưởng lợi từ các nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn vay khác, nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn.

Từ mô hình canh tác lúa theo nguyên tắc hữu cơ Pamci, xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã khẳng định hướng đi mới, táo bạo trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp; tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Để có thành quả sản xuất kinh doanh mang lại giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Đồng Phú như ngày hôm nay, đó là nhờ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân được các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện triển khai sâu rộng.

Tăng cường hỗ trợ nông dân làm kinh tế từ các nguồn vốn
Mô hình lúa hữu cơ Pamci xã Đồng Phú (Chương Mỹ)

Theo bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Phú, Hội phụ nữ xã đã phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ tổ chức các buổi tập huấn cho hội viên và nhân dân có diện tích sản xuất lúa hữu cơ về kỹ thuật và quy trình sản xuất lúa.

Đồng thời phối hợp cùng với Hội nông dân xã cho 27 hội viên phụ nữ vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân để sản xuất lúa hữu cơ với số tiền 675 triệu đồng (trung bình 25 triệu/hộ; ngoài ra các hội viên còn trồng luân canh cây lúa với cây đậu tương và rau màu các loại đã đem lại giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Chị Đặng Thị Cuối - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng), cho biết, năm 2017, hưởng ứng phong trào thi đua phát triển kinh tế do Hội nông dân, Hội phụ nữ các cấp phát động, vợ chồng chị được vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện với số vốn là 100 triệu đồng.

“Nhờ có nguồn vốn, chúng tôi thống nhất và tập trung tìm mọi cách để tổ chức sản xuất với diện tích đất quỹ của gia đình và thuê thêm một số diện tích nhỏ của mọi người xung quanh để triển khai sản xuất”, chị Cuối nói.

Qua hơn 5 năm thành lập đi vào hoạt động và trên nền sản xuất rau, củ quả an toàn, Hợp tác xã Cuối Quý đã cung cấp các sản phẩm rau, củ, quả hữu cơ thường xuyên từ 2 - 3 tấn cho các bếp ăn, trường học, khu công nghiệp, các nhà hàng trong và ngoài huyện; đặc biệt là nơi cung cấp rau thường xuyên cho chuỗi kinh doanh thực phẩm sạch do thành phố Hà Nội quản lý với thương hiệu Bác Tôm.

Doanh thu hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng, số lao động thường xuyên là 12 lao động có thu nhập ổn định từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng và lao động thời vụ thuê thêm từ 5 người trở lên với mức 200 nghìn đồng/người/ngày. Năm 2018 mô hình Hợp tác xã Cuối Quý được xếp là 1 trong 125 mô hình tiêu biểu trên toàn quốc do Bộ Nông nghiệp bình chọn.

Tăng cường hỗ trợ nông dân làm kinh tế từ các nguồn vốn
Mô hình trồng chuối ở huyện Đan Phượng

Từ thành quả của mình, chị Cuối cũng đề nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân trong các mô hình sản xuất nông hàng hóa ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn thực phẩm.

Có các cơ chế, chính sách, tiếp cận với các dòng vốn vay ưu đãi, nhất là các nguồn vốn vay không cần thế chấp tài sản. Có các cơ chế, chính sách, tiếp cận với các dòng vốn vay ưu đãi, nhất là các nguồn vốn vay không cần thế chấp tài sản.

Phát huy hết sức mạnh của quỹ hỗ trợ

Chia sẻ về công tác trợ vốn giúp nông dân làm kinh tế, ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng, cho biết, cho đến nay, tổng nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt 24,965 tỷ đồng.

Hội đã hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng 24 dự án và giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố với tổng số tiền 9,150 tỷ đồng cho 440 hộ vay phát triển sản xuất; tín chấp vay vốn qua Ngân hàng chính sách qua 81 tổ tiết kiệm và vay vốn với số tiền 122,131 tỷ đồng; tín chấp vay vốn qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua 41 tổ liên kết với số tiền 36, 024 tỷ đồng. Thông qua các nguồn vốn đã giúp hàng nghìn hộ có việc làm, thu nhập, chất lượng tín dụng tốt, không có nợ quá hạn.

Tăng cường hỗ trợ nông dân làm kinh tế từ các nguồn vốn
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son tại mô hình kinh tế trồng nho hạ đen

Ông Bùi Văn Bình – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì cũng cho biết, tính đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện và cơ sở tăng trưởng 40 triệu đồng (đạt 20%). Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện quản lý là 8,593 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2021 đã thu hồi 31 dự án đến hạn với số tiền 6,246 tỷ đồng. Trong đó vốn của Thành phố là 2,920 tỷ đồng, nguồn quỹ của huyện, xã là 3,326 tỷ đồng; không có nợ quá hạn. Đến nay, Hội đã triển khai cho vay quay vòng 8,579 tỷ đồng, với 27 dự án, 378 hộ vay.

Đối với các nguồn vốn vay ngân hàng, Hội đã tín chấp vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tiền 7,780 tỷ đồng cho 12 hộ vay; vay uỷ thác qua ngân hàng chính sách số tiền 4,200 tỷ đồng cho 160 hộ vay. Tổng dư nợ các nguồn vốn vay qua ngân hàng là 154 tỷ đồng.

"Thông qua việc triển khai các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn vay từ các ngân hàng đã tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn nông thôn. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả“, ông Bùi Văn Bình cho biết.

Từ việc triển khai trên khắp các địa phương tại Hà Nội, có thể thấy chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.

Tăng cường hỗ trợ nông dân làm kinh tế từ các nguồn vốn
Người nông dân được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế (ảnh minh họa)

Tại Hội nghị giao ban hoạt động Qũy Hỗ trợ nông dân quý 2 năm 2022, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa đã đánh giá cao kết quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội trong 6 tháng đầu năm và đề nghị Hội Nông dân các huyện, thị xã tập trung thực hiện một số nội dung nhằm tăng cường hiệu quả của Quỹ.

Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa về các hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhân rộng các mô hình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền trích ngân sách bổ sung tăng trường nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; đẩy mạnh hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân gắn với xây dựng các chi, tổ Hội nghề nghiệp, các mô hình kinh tế tập thể, các mô hình điểm; tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho các đồng chí kế toán Quỹ Hỗ trợ nông dân, tổ tiết kiệm vay vốn; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện những khó khăn, tồn tại, hạn chế để đưa ra các biện pháp tháo gỡ, vướng mắc.

Để nguồn vốn tín dụng phát huy được hiệu quả, hiện nay, các cấp Hội nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp. Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn; thực hiện nghiêm túc, minh bạch công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ các hộ hội viên nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

Cùng với đó, các Hội Nông dân đã chủ động phân công cán bộ kịp thời hướng dẫn việc sử dụng vốn vay của các hộ bảo đảm đúng mục đích; tăng cường kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ đúng quy định. Quan tâm phối hợp các ngành tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho hàng nghìn lượt hội viên, nông dân.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

(LĐTĐ) Lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5%.
Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.
"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

(LĐTĐ) Từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng.
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK.
Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh đã quyết tâm, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo sự chuyển biến rõ nét và vượt trội.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi) nên ngành nông nghiệp ở một số địa phương bị thiệt hại nặng nề và làm đứt gẫy giao thông vận chuyển hàng hóa một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... cũng như tăng giá cục bộ tại một số địa bàn dẫn đến khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Xem thêm
Phiên bản di động