Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để hạn chế chi phí đẩy

(LĐTĐ) Áp lực lạm phát dâng cao từ những yếu tố liên quan đến chi phí đẩy là một trong những vấn đề được dự báo ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Bình ổn thị trường cũng như kiềm chế các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu cơ, tàng trữ, găm hàng dẫn đến việc tăng giá bất hợp lý của các tổ chức, cá nhân, nhất là giá xăng dầu trong thời gian vừa qua là một trong những biện pháp nhằm hạn chế chi phí đẩy.
Bất động sản tăng không chỉ vì giá đầu vào Lạm phát quý 1/2022 và dự báo cho cả năm Đầu tư như thế nào trong thời kỳ lạm phát?

Tại Đối thoại "Dòng xoáy lạm phát - Kiểm soát chi phí đẩy", ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, áp lực lạm phát dâng cao từ những yếu tố liên quan đến chi phí đẩy là một trong những vấn đề được dự báo ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Như thường lệ, trong quý I, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao vào dịp Tết, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu thường nhích tăng nên CPI quý I thường rất cao.

Cũng trong quý I, những yếu tố khó lường như chiến sự Nga - Ukraine và tiếp sau đó, chính sách trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga gây thêm sức ép cho công tác quản lý giá. Tuy nhiên, theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI quý I tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước cho thấy vấn đề kiểm soát mặt bằng giá khá thành công. Hiện công tác quản lý giá vẫn đang nằm trong kịch bản và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá từ nay đến cuối năm vẫn chịu rất nhiều yếu tố khó lường nên không được lơ là, chủ quan. Chi phí đẩy hiện là thách thức lớn nhất và phải kiểm soát được vấn đề này thì lạm phát cơ bản sẽ đạt được mục tiêu.

Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để kiềm chế lạm phát
Cục Quản lý giá dự tính mức giá xăng dầu bình quân sẽ tăng rất cao, khoảng 40% (Ảnh minh họa: Lê Thắm)

Chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến áp lực tăng giá hàng loạt hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trong nước có thể dễ dàng nhận thấy. Vòng xoáy lạm phát thứ nhất, thứ hai bắt đầu lan dần. Trong đó, theo đánh giá, đến thời điểm hiện nay, yếu tố khó lường nhất vẫn giá xăng dầu. Đây là yếu tố quyết định đến việc thực thi thành công các kịch bản điều hành giá.

Với kịch bản xấu nhất, Cục Quản lý giá dự tính mức giá xăng dầu bình quân sẽ tăng rất cao, khoảng 40%, lúc đó, nhiệm vụ kiểm soát lạm phát sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, Cục Quản lý giá vẫn thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời để phân tích, đánh giá nguyên nhân, đưa ra những dự báo và kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ đó, điều chỉnh linh hoạt các kịch bản điều hành và những giải pháp thực thi hiệu quả, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao.

"Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, phải nhanh chóng kiểm soát được yếu tố lạm phát kỳ vọng. Yếu tố này tác động rất mạnh lên mặt bằng chung, tâm lý chung của thị trường. Nếu có thể kiểm soát được điều này sẽ là một thành công rất lớn. Thời gian qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành cũng rất tăng cường công tác cung cấp thông tin, tăng cường trao đổi, tham gia các diễn đàn trao đổi để cung cấp các thông tin đầy đủ kịp thời và trung thực nhất, nắm được diễn biến và nguyên nhân, để từ đó sẽ hạn chế được yếu tố lạm phát kỳ vọng", ông Khôi nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) cho biết, với xăng dầu, Cục đã tăng cường giám sát 16.800 cây xăng. Trong quá trình kiểm tra xử lý, ngoài vi phạm về điều kiện kinh doanh như phòng chống cháy nổ, kiểm định cây xăng thì các hành vi chủ yếu thời gian qua là các cửa hàng lợi dụng giờ cao điểm, quản lý thị trường lỏng lẻo để bơm chồng số, không niêm yết giá, tự ý điều chỉnh giá, treo biển không bán hàng dù vẫn có hàng, cố tình găm lại để đợi giá cả lên để bán ra, hoặc che bảng, thông báo cột bơm hỏng, tìm mọi cách để không bán hàng trong những thời điểm Chính phủ điều chỉnh giá. Ngoài ra, một số đối tượng tìm các sản phẩm xăng dầu kém chất lượng bán hàng ra để thu lợi bất chính. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã kiểm tra trên 150 vụ xử lý khoảng 50 vụ với số tiền trên 2,5 tỷ đồng.

"Bên cạnh xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu khác cũng được tăng cường kiểm tra. Chúng tôi đã phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc xác định nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa khi xuất sang các nước có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính trong xác định giá, đặc biệt đẩy mạnh kiểm tra bán hàng có niêm yết giá", ông Lê cho biết.

Theo ông Lê, để kiểm soát giá hàng hóa, tránh hành vi "té nước theo mưa", thứ nhất, Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn cung nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất. Thứ hai, nắm bắt được tình hình thị trường, trên cơ sở thực tế đó xây dựng chính sách quản lý điều hành về giá để tham mưu cho Chính phủ có những quyết định tốt nhất để ổn định giá cả. Thứ ba, ý thức của người tiêu dùng trong vấn đề ứng phó với giá cả, lạm phát cần được chuyển biến, lựa chọn những sản phẩm phù hợp, đang sẵn có thay vì tìm các sản phẩm nhập khẩu…

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhất là trong lĩnh vực quản lý giá, làm sao để tất cả nơi sản xuất kinh doanh được niêm yết giá, loại trừ những tổ chức cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá, đầu cơ, găm hàng tích trữ hàng dẫn đến khủng hoảng hàng cho người dân. Thứ năm, tuyên truyền, các cơ quan chức năng phải cho người dân thấy các thông tin chính xác, kịp thời về chính sách của Nhà nước trong việc bình ổn thị trường kiềm chế lạm phát.

Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để kiềm chế lạm phát
Ý thức của người tiêu dùng trong vấn đề ứng phó với giá cả, lạm phát cần được chuyển biến, lựa chọn những sản phẩm phù hợp, đang sẵn có thay vì tìm các sản phẩm nhập khẩu (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Chuyên gia Nguyễn Đức Chung - Quyền Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thông thường, lạm phát luôn tác động nhiều vòng đến nền kinh tế, có vòng 1, vòng 2, vòng 3 và nhiều hơn nữa. Trong khi đó, vấn đề năng lượng Việt Nam rất khó có thể kiểm soát được do vẫn phải phụ thuộc một phần vào thị trường quốc tế, thậm chí kịch bản xấu về năng lượng cũng không thể dự báo chính xác. Vì vậy, ảnh hưởng của các vòng sẽ bị đan xen, tác động kép lẫn nhau.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giá xăng dầu ảnh hưởng rất mạnh tới một số mặt hàng của Việt Nam. Ví dụ xăng dầu chiếm 58,5% giá thành của các ngành luyện kim, phân bón, thép; 36,73% của thuỷ sản; 63,36% của vận tải. Ngoài giá xăng dầu, vẫn còn một vấn đề phải tính đến nữa là việc Trung Quốc đang theo đuổi chính sách Zero Covid-19, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khan hiếm nguyên vật liệu. Thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung của thị trường rất căng và giá thì khó đoán.

Từ các diễn biến trên, chúng tôi đưa ra kịch bản mô phỏng là: Nếu xăng dầu tiếp tục tiến tới mức 140 USD/thùng thì lạm phát bình quân cả năm vẫn có thể ở mức 4%. Nhưng tính theo tháng và so với cùng kỳ, lạm phát sẽ vượt 4% ngay trong tháng 8 và tháng 9, thậm chí cuối năm có thể lên trên 7%. Khi đó, nó sẽ gây ra kỳ vọng lạm phát và áp lực cho việc điều hành, kiểm soát lạm phát của năm 2023. Do đó, việc đặt ra các mục tiêu là rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định, minh bạch trong thông tin. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo tính linh hoạt với thị trường", ông Chung phân tích.

Theo ông Chung, với phần cấu phần giá năng lượng không thể lường trước, cùng một số yếu tố nguy cơ đang tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lạm phát, Việt Nam nên điều chỉnh phù hợp hơn, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đã quá cũ. Như vậy sẽ giảm áp lực cho nhà quản lý, tránh kỳ vọng từ người dân, đồng thời thể hiện tính linh hoạt và thị trường.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

(LĐTĐ) Ngày 20/9, trong khi giá vàng nhẫn lập đỉnh lịch sử thì nhiều cửa hàng tại Hà Nội tiếp tục thông báo hết vàng nhẫn nên không thể bán, chỉ thu mua của người dân.
Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

(LĐTĐ) 2 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, các mặt hàng thực phẩm vẫn được cả người mua, người bán quan tâm, đặc biệt là rau xanh. Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng dư địa tăng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm không còn nhiều.
Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), giá vàng nhẫn tăng mạnh, lên mức kỷ lục 80,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử đối với vàng nhẫn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động