Tăng cường năng lực ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Tập huấn cho các cơ sở y tế về điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ đang gây ra 16.000 ca bệnh trên thế giới diễn ra vừa qua do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có đánh giá xem tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm nhóm A không để có kế hoạch về sau.
Các chuyên gia y tế họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ. |
Về vấn đề giám sát Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng nguy cơ lây qua cửa khẩu, khách nhập cảnh lớn vì thế cần tăng cường giám sát tại cửa khẩu, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia đang có dịch, cần có tuyên truyền, có pano, thông tin, tờ rơi…
Đồng thời, cần giám sát trong cộng đồng những trường hợp phát ban, nốt phỏng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cơ bản các ca mắc là nam giới chiếm 98%, trong đối đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới tương đối cao.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang đề nghị WHO cập nhật thêm quy trình chẩn đoán vì chúng ta chưa có quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ trong phòng thí nghiệm. Chúng ta đang đợi nhận bộ mồi và trứng dương của WHO cung cấp", Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói.
Về vắc xin, theo thông tin Từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ có 2 loại vắc xin được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép sử dụng. Đây đều là vắc xin có thành phần vi rút sống, sử dụng hai liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần, cho những người trên 18 tuổi, tuy nhiên vẫn đang thảo luận về cách sử dụng - sử dụng vắc xin trước hay sau khi phơi nhiễm. Trong khuyến cáo thì sử dụng cho nhóm nguy cơ rất cao, người phơi nhiễm, không sử dụng đại trà.
Về công tác điều trị, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế thông tin, ngay sau khi nhận thông tin bùng phát đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị. Tuần tới, Bộ Y tế sẽ tập huấn cho các cơ sở y tế. Đa số ca bệnh đều là những trường hợp nhẹ, một số trường hợp có biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não.
“Chúng tôi phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng. Đường lây chính đậu mùa khỉ là do tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn, nguy cơ lây ở cơ sở y tế khá cao, phải có phương án phòng hộ cho nhân viên y tế”, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa nói.
Về chẩn đoán, do Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm đậu mùa khỉ, trước mắt chúng ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc. Sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng.
Thông tin về sinh phẩm xét nghiệm, bác sĩ Đỗ Hồng Hiên - Chuyên gia dịch tễ, Tổ chức WHO tại Việt Nam cho biết, hiện Nhật Bản đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam một số sinh phẩm nhất định, sẽ được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện dịch tễ Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên gia của WHO cũng cho rằng, do khó trong việc chẩn đoán bệnh, ca bệnh lâm sàng không điển hình. Vì vậy, chúng ta cần truyền thông để các ca có triệu chứng chủ động đến cơ sở khám chữa bệnh sớm để bảo vệ mình và cộng đồng.
Xây dựng kịch bản đối phó
Tại cuộc họp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định, bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vắc xin đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dữ trự vắc xin đậu mùa.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh.
“Việt Nam chưa có ca bệnh song phải xây dựng kịch bản phản ứng với dịch cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng… khi có kịch bản, xử lý nhanh và sẵn sàng ứng phó”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Về năng lực xét nghiệm, hiện nay ngành Y tế đang chờ hỗ trợ về sinh phẩm xét nghiệm từ WHO. Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể dùng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh trong trường hợp khẩn cấp. Thứ trưởng đề nghị nhanh chóng hoàn thiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ vì không có hướng dẫn, không thể chẩn đoán ca mắc.
"Hàng tuần Cục Y tế Dự phòng làm đầu mối họp với các đơn vị để cập nhật tình hình thống nhất các biển pháp triển khai trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, cần có công điện gửi ngay cho các tỉnh thành phố, bộ ngành liên quan để cùng phối hợp thực hiện", Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.
Về việc phân loại bệnh đậu mùa khỉ là bệnh nhóm A, hay B, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Dự phòng họp với các đơn vị đề xuất sớm. Hiện bệnh đậu mùa chung đang ở nhóm A. Đồng thời, đề nghị tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát và các biện pháp phòng chống, truyền thông, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế, chăm sóc điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ.
Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế, nông nghiệp và các bộ ngành liên quan trong việc quản lý buôn bán, sử dụng, phòng chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ cảm nhiễm cao.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề xuất WHO, Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Hoa Kỳ hỗ trợ một lượng vắc xin nhất định để có thể tiêm cho nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện tại Việt Nam. Về thuốc kháng vi rút nếu có, Việt Nam cũng mong muốn nhận được hỗ trợ.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công gô và sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi. Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. Khi người dân có những triệu chứng nghi ngờ trên cần báo ngay cho các cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00