Giáo dục đại học năm học mới:

Tăng cường thích nghi, tiếp tục lộ trình đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 24/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2021. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GD&ĐT và gần 500 điểm cầu tại các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan, đơn vị liên quan. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị.
Sẽ dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy từ bậc mầm non Dù khó khăn đến đâu, ngành GD&ĐT Hà Nội vẫn quyết tâm duy trì dạy tốt, học tốt 100 doanh nghiệp cam kết hợp tác đào tạo nhân lực ngành Công nghệ thông tin

Từ ứng phó đến chủ động thích ứng

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Năm học 2020-2021 là năm thứ 2 toàn ngành Giáo dục triển khai nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn do đại dịch Covid-19. Mặc dù tình hình dịch bệnh nặng nề hơn so với năm trước nhưng ngành Giáo dục không chỉ ứng phó tốt mà còn chủ động tích cực cùng cả nước thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Các cơ sở GDĐH đã chuyển nhanh sang dạy và học trực tuyến, linh hoạt trong tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả. Đến nay, hầu hết các cơ sở GDĐH đã hoàn thành nhiệm vụ năm học, trừ một số trường khu vực miền Trung, miền Nam và một số trường thuộc khối y dược, công an, quân đội.

Tăng cường thích nghi, tiếp tục lộ trình đổi mới
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá cao những đóng góp của các cơ sở GDĐH trong thực hiện mục tiêu “kép” vừa đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; vừa tham gia phòng, chống dịch. Bộ GD&ĐT cũng đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật với tư duy đổi mới trong quản lý nhà nước về GD&ĐT. Hầu hết văn bản quan trọng đã ban hành và sẽ ban hành ngay trước thềm năm học mới.

Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 và phương hướng năm học 2021-2022 do Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thuỷ trình bày tại hội nghị cho thấy, GDĐH đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; từng bước triển khai tốt chính sách tự chủ; tăng cường năng lực đội ngũ, thành tích nghiên cứu khoa học; tiếp tục duy trì vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế với các chỉ số đều được cải thiện tốt hơn.

Về tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã có các chính sách, chỉ đạo kịp thời; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa thí sinh ảo, kiểm soát tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Tự chủ đại học ghi nhận sự thay đổi rất lớn về nhận thức và sự triển khai quyết liệt của các trường. 142/175 đơn vị công lập, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT đã hoàn thành kiện toàn Hội đồng trường. Bộ GD&ĐT đang soạn thảo, xây dựng văn bản sửa đổi Nghị định 125/2011/NĐ-CP về trường của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang và triển khai thành lập Hội đồng trường tại các trường công an, quân đội.

Đội ngũ gia tăng về chất lượng, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ là 31,12%, tăng so với trước (28,9% năm 2019 và 30% năm 2020). Thực hiện Đề án 89, các cơ sở và ứng viên đăng ký khá cao. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, số bài báo ISI/SCOPUS của các cơ sở GDĐH năm 2020 tăng 4 lần so với năm 2016. Sau 5 năm, các cơ sở GDĐH vượt 75.400 bài, chiếm hơn 77% trong tổng số bài báo ISI/SCOPUS cả nước.

Về đảm bảo chất lượng, kết quả kiểm định giai đoạn 2016-2021 cũng tăng dần qua các năm. Đến cuối tháng 7/2021, 170 cơ sở và 241 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn trong nước; 216 CTĐT và 7 cơ sở đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài.

Bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi triển khai tự chủ chậm trễ, lúng túng. Mặc dù triển khai tốt nhưng công tác tuyển sinh đang đứng trước nhiều thách thức, tác động của Covid-19 tới việc xác nhận nhập học, di chuyển, phương thức học tập năm học mới… Quy mô khối ngành cũng thay đổi. Một số cơ sở tuyển sinh tốt song chưa đầu tư điều kiện đảm bảo chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo, nhiều nơi thiếu nguồn lực. Một số trường tuyển sinh thấp so với năng lực (năm 2020, có khoảng 25% cơ sở GDĐH có tỷ lệ nhập học thấp). Số CTĐT được kiểm định tăng nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu.

Cần sự đồng bộ trong hệ thống văn bản về tự chủ đại học

Hội nghị đã ghi nhận hàng chục ý kiến tham luận và trao đổi của các cơ sở GDĐH, các bộ, ban ngành và vụ, cục chuyên môn thuộc Bộ GD&ĐT. Các ý kiến đều đánh giá cao những công việc đã triển khai và kết quả của GDĐH trong năm học 2020-2021; đồng thời nhất trí với định hướng cho năm học tiếp theo.

Tăng cường thích nghi, tiếp tục lộ trình đổi mới
Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu thảo luận tại hội nghị.

Chia sẻ về tự chủ tuyển sinh, đại diện lãnh đạo Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Nguyễn Minh Tâm cho biết, để tuyển chọn được thí sinh phù hợp mục tiêu đào tạo, có nền tảng vững chắc, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng và đánh giá năng lực. Trong đó, đánh giá năng lực, ban đầu chỉ có 7.000 thí sinh, đến năm 2021, gần 70.000 thí sinh đã thi đợt 1, gần 26.000 thí sinh đăng ký đợt 2. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh còn chủ động chủ trì, cùng các cơ sở GDĐH hình thành nhóm lọc ảo phía Nam, hiện có trên 90 trường tham gia, với sự cho phép của Bộ GD&ĐT.

Giai đoạn 2021-2025, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh định hướng giữ ổn định các phương thức hiệu quả trên; đồng thời nghiên cứu mở rộng phương thức xét tuyển tích hợp các tiêu chí, tạo sự linh hoạt trong đánh giá thí sinh như kết hợp kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với phỏng vấn hoặc với thành tích đặc biệt trong thể thao, văn hoá nghệ thuật,…

Về tự chủ chuyên môn học thuật, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền chia sẻ, nhà trường chủ trì 7 nhóm trường đại học kỹ thuật cùng xây dựng chuẩn CTĐT kỹ sư mới, trong đó tăng học trải nghiệm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và sẽ triển khai đại trà từ năm học này. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoan nghênh các văn bản mới được ban hành gần đây và sẽ ban hành tới đây đã đảm bảo trao quyền cho Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, tạo đà cho các trường đẩy mạnh tự chủ. Trong đề xuất, đại diện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh tính đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật và sự cần thiết một nền tảng báo cáo trực tuyến để hoạt động này hiệu quả hơn.

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải khẳng định, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng thích ứng và phát huy hiệu quả trong dạy học ở tất cả các cấp học bằng cách chuyển đổi số. Gắn với đó, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý chuyển đổi số phải đảm bảo điều kiện chất lượng; cân nhắc cho phép kiểm định chất lượng trực tuyến trong nước; xây dựng hệ thống học liệu chia sẻ chung trong các cơ sở GDĐH trong nước; đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên kiểm tra đánh giá trực tuyến; siết chặt đầu ra khi triển khai Đề án 89; Bộ GD&ĐT phối hợp các trường có kế hoạch tài chính chặt chẽ khi triển khai đào tạo giáo viên.

Ghi nhận ngành Giáo dục thời gian qua đã làm được nhiều việc, đạt những kết quả lớn, ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cùng các trường xây dựng kế hoạch 5 năm, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, cấp bách. Bộ GD&ĐT cũng cần có những kiến nghị phân định trách nhiệm rất rõ của các bộ ban ngành, địa phương trong phát triển giáo dục. Đồng thời, cần sắp xếp lại hệ thống, xây dựng các mô hình đại học, chú trọng phân tầng; nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hệ thống trường sư phạm, y tế, văn hoá nghệ thuật,…

Hội nghị cũng có nhiều trao đổi liên quan đến cơ chế tuyển dụng người nước ngoài, quy hoạch mạng lưới GDĐH, chiến lược phát triển GDĐH, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐH… Tiếp thu các ý kiến, một số đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT như Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý chất lượng, Vụ GDĐH đã giải đáp, làm rõ.

Đẩy mạnh tự chủ theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã điểm lại một số kết quả nổi bật của GDĐH trong năm học nhiều khó khăn, thách thức vừa qua. Đó là việc tiếp tục thực hiện các chỉ đạo về tự chủ đại học và thu được kết quả quan trọng. Công tác tuyển sinh, đào tạo không chỉ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng mà còn cho thấy sự chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong việc biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh chuyển đổi số của GDĐH.

Tăng cường thích nghi, tiếp tục lộ trình đổi mới
Điểm cầu Bộ GD&ĐT

Năm học vừa qua, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể của số lượng các công bố quốc tế; chỉ số xếp hạng của GDĐH Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng - khẳng định vai trò của GDĐH Việt Nam trên bản đồ quốc tế; hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng ngày càng được cải thiện.

Và kết quả đặc biệt nhất được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, đó là những đóng góp của khối đại học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Những nghiên cứu kịp thời về vắc xin, thuốc, phương tiện, dụng cụ, vật tư… phục vụ cho phòng, chống dịch từ các trường đại học được xã hội đánh giá cao. Cùng với đó, là những đóng góp về nhân lực, vật lực trực tiếp cho tuyến đầu chống dịch.

Bước sang năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, GDĐH cần tiếp tục khắc phục khó khăn để tiếp tục lộ trình đổi mới, trong đó cần tăng cường các giải pháp thích nghi với điều kiện dịch bệnh có thể còn kéo dài, thực hiện chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến, kiên trì mục tiêu chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.

“GDĐH không chỉ chuyển đổi số và ứng phó cho mình, mà còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển đổi số toàn ngành Giáo dục, hỗ trợ cho bậc học phổ thông và giáo dục địa phương” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói, đồng thời khẳng định với vai trò là trung tâm trí tuệ thì đây là việc các trường đại học cần lưu ý.

Trong giai đoạn dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường đại học cần tham gia chống dịch bằng tất cả khả năng có thể. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thuốc, các công cụ phòng, chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu tư vấn chính sách về kinh tế - xã hội, việc làm, giải quyết những tác động của dịch bệnh tới con người, xã hội, tâm lý.

Đề cập đến những nội dung cụ thể của GDĐH, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trước hết đến tự chủ đại học. Theo đó, năm học tới tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả. “Tự chủ không gì khác là để đại học năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Từ đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu cần tiếp tục rà soát về phương diện thể chế để từng bước đồng bộ, tạo cơ chế chính sách đầy đủ thuận lợi cho tự chủ. Ngoài ra, muốn triển khai tự chủ đúng hướng, cần nâng cao nhận thức và thống nhất cách hiểu để áp dụng các quy định về tự chủ - điều này, Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua vẫn chưa thấu đáo ở một số trường đại học.

“Thực thi quyền tự chủ phải làm sao để quyền đó lan tỏa tới được chủ thể quan trọng là người thầy, là các nhà khoa học. Tự chủ phải đem lại giá trị cao hơn cho tiếng nói chuyên môn, để tiếng nói của người thầy, nhà khoa học, chuyên gia phải trở thành tiếng nói quan trọng trong quản trị, vận hành cơ sở GDĐH. Có làm được điều đó, tự chủ đại học mới đầy đủ và có chiều sâu” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Đi cùng với tự chủ, một mảng việc cũng được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ đạo tăng cường trong năm học tới là công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng, trong đó vai trò kiểm soát thông qua các bộ công cụ của cơ quan quản lý nhà nước là yếu tố quan trọng. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai rà soát các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, củng cố và phát triển các trung tâm kiểm định và đội ngũ kiểm định viên; hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt và sẽ làm sát thực tế hơn, nghiêm minh hơn. Ngoài ra, sẽ quan tâm nhiều hơn đến công tác hậu kiểm định.

Trong bối cảnh tuyển sinh chịu tác động của tình hình dịch bệnh những năm gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nhắc tới tinh thần đổi mới công tác tuyển sinh, gắn với việc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông phải năng động hơn để thích nghi và có sự đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp trong thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đây là việc đang trong quá trình chuẩn bị, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, 2 Đại học Quốc gia và các đại học vùng có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng, củng cố hệ thống các trung tâm khảo thí, tạo tiền đề cơ sở vật chất cho các chủ trương đổi mới thi trong thời gian sắp tới.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động