Tăng số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Phát biểu tại thảo luận tổ, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, hiện nay, tổ chức Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nên vấn đề biên chế Công đoàn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng về công tác biên chế.
Ông Nguyễn Đình Khang chia sẻ, trước năm 2004, cán bộ Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định và phân bổ cho các địa phương. Từ năm 2004 đến nay, theo các quy định của Đảng, biên chế Công đoàn ở các địa phương do Ban Thường vụ cấp ủy địa phương quản lý.
Năm 2005 là năm cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương thông báo chỉ tiêu biên chế. Do việc bàn giao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố lúc đó có nhiều bất cập nên hiện nay, biên chế của tổ chức Công đoàn ở các địa phương xuất hiện rất nhiều bất cập.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại thảo luận tổ. |
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 12 tỉnh, thành phố Công đoàn không được cấp ủy các tỉnh giao biên chế; 40 tỉnh, thành phố lại giao biên chế cán bộ Công đoàn không tương xứng, không đủ khối lượng để làm việc. Sau khi báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Chỉ đạo biên chế Trung ương, Bộ Chính trị đã ra Kết luận 40 giao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp Ban Tổ chức Trung ương báo cáo, đề xuất.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, sau khi tính toán, rà soát lại, đề xuất giao biên chế theo phương án của Tổng LĐLĐ Việt Nam là 5.899 cán bộ Công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống. Hiện số người được cấp ủy các địa phương tạm giao là khoảng 5.200. Mức đề xuất này bằng 1/3 biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Theo ông Nguyễn Đình Khang, quy định trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): “Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, không trái với quy định về quản lý biên chế hiện nay. Bởi tại các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ Công đoàn chỉ cần có mức độ; nhưng ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, đông công nhân thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ Công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách làm theo hợp đồng ở các Công đoàn cơ sở. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin, hiện nay, chủ tịch Công đoàn cơ sở cơ bản là kiêm nhiệm và do doanh nghiệp trả lương, nên để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ Công đoàn rất khó.
Về thời gian làm việc cho cán bộ Công đoàn chuyên trách, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, đề xuất trong dự thảo hướng tới quy định cho thời gian làm việc tùy thuộc vào quy mô của Công đoàn cơ sở đông hay ít đoàn viên. Điều này đã được quy định tại Bộ luật Lao động 2019, tuy nhiên hiện nay chưa có nghị định quy định chi tiết. Do đó, quy định như vậy để đảm bảo hoạt động cho hoạt động cơ sở; đồng thời không cào bằng với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Gần 84% kinh phí Công đoàn chi trực tiếp cho người lao động
Về tài chính Công đoàn, lần sửa đổi này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%. Theo đó, Điều 29 Dự thảo Luật quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu tại thảo luận tổ. |
Liên quan đến quy định tỷ lệ sử dụng kinh phí Công đoàn giữa các cấp Công đoàn cơ quan soạn thảo đề xuất hai phương án. Phương án 1: Giao Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng kinh phí Công đoàn giữa công đoàn cấp trên với Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Phương án 2: Xác định cụ thể Công đoàn cấp trên sử dụng 25%, Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sử dụng 75%.
Thảo luận tại tổ, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn tỉnh Hưng Yên) tán thành Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) bổ sung quy định về công khai tài chính Công đoàn. Bà Mai cho rằng, nên quy định các cấp Công đoàn phải thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành Công đoàn và đưa lên trang thông tin điện tử để đảm bảo công khai, minh bạch thông tin tài chính Công đoàn đến các Công đoàn viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, về kinh phí Công đoàn, cơ quan soạn thảo đã có báo cáo đánh giá tác động rất cụ thể gửi các đại biểu. Hiện nay, kinh phí Công đoàn chi trực tiếp cho người lao động là gần 84%. Còn lại, chi tiêu cho ba cấp ở trên gồm cấp trên trực tiếp Công đoàn cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương. Do đó, cơ bản kinh phí Công đoàn là để chăm lo trực tiếp cho người lao động.
Theo ông Nguyễn Đình Khang, mức lương bình quân toàn quốc hiện nay, công nhân được 8,2 triệu đồng/tháng, một năm được khoảng 100 triệu đồng, kinh phí Công đoàn khoảng 2 triệu đồng, thì để lại trực tiếp cho Công đoàn phía dưới là 75% tức 1,5 triệu đồng. Khoản này gồm có thăm hỏi, ốm đau; quà Tết âm lịch; sinh nhật, tổ chức hoạt động phong trào văn hóa tại Công đoàn cơ sở.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng có chút tích lũy từ năm 1957 đến nay. Do đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đã đề xuất cho phép được tham gia xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Luật Nhà ở đã quy định việc này và tới đây Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn trình tự, đối tượng đối với nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia thực hiện.
Với việc phân phối kinh phí Công đoàn, ông Nguyễn Đình Khang chia sẻ, tỷ lệ phân phối 75% - 25% là mức lâu nay đang thực hiện ổn định và cũng đã tham khảo kinh nghiệm một số nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về Tết 2025
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Tin khác
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44
Năm 2025, LĐLĐ quận Long Biên tận tâm chăm lo đoàn viên, phát triển tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 08:14
Phối hợp chăm lo đời sống người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 05/12/2024 20:53