Tăng số lượng đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
Tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố
Trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chính phủ đề xuất nhiều chính sách mới về mô hình tổ chức. Cụ thể, thực hiện mô hình không tổ chức HĐND phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Đồng thời, tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của HĐND.
Quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy ban nhân dân, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình tăng số lượng đại biểu cho HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Công |
Về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức Thủ đô, dự thảo Luật quy định một số nội dung đặc thù như: HĐND Thành phố thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận, huyện.
Giao Thường trực HĐND thành phố Hà Nội một số thẩm quyền như quyết định các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; quyết định hỗ trợ các cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết.
HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố…
Chú trọng tăng số đại biểu HĐND chuyên trách
Thảo luận tại tổ về dự án Luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình với mô hình tổ chức chính quyền Thủ đô như Tờ trình của Chính phủ, nhất trí với đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố từ 95 lên 125 đại biểu.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) hiện nay dự thảo Luật vẫn quy định Hà Nội duy trì HĐND cấp quận, trong khi thực tế triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy, việc không tổ chức HĐND cấp quận mang lại hiệu quả rất cao. Do đó, Hà Nội có thể nghiên cứu mô hình này để tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố, bởi với việc tăng 30 đại biểu không phải là ít.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cần chú trọng tăng số đại biểu HĐND chuyên trách. Ảnh: Quốc hội |
Cũng theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, cần chú trọng tăng số đại biểu HĐND chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho Hà Nội theo dự thảo Luật và phù hợp với yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) góp ý, mô hình “thành phố trong thành phố” có các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn khá mờ nhạt, chủ yếu là quyền liên quan tổ chức bộ máy, nên cần nghiên cứu thêm để phân cấp mạnh hơn cho mô hình này.
Cũng theo đại biểu, thành phố Hồ Chí Minh đã có mô hình thành phố Thủ Đức trong thành phố Hồ Chí Min), là một dẫn chiếu để có thể xem xét trong việc ban hành quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để quy định nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp cho chính quyền thành phố trong thành phố.
Còn theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội), chính quyền Thủ đô không chỉ giải quyết những vấn đề của Thủ đô mà cả những vấn đề quốc gia đặt ra với vai trò, nhiệm vụ là Thủ đô. Do vậy, HĐND Thành phố cần có lực lượng đại biểu đông hơn, chuyên nghiệp hơn, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách cũng phải nhiều hơn. Đặc biệt, đại biểu nhấn mạnh, tiêu chuẩn đối với người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội cũng phải cao hơn so với những địa phương khác.
Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền Thành phố
Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) nhất trí với đề xuất quy định mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội theo hướng giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) nhất trí với đề xuất quy định mô hình chính quyền các cấp trong dự thảo Luật. |
Đồng thời, đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền Thành phố trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế, coi đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho Thành phố thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo Luật.
Về số lượng biên chế, đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị, nên đặt trọng tâm, tập trung vào việc tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hợp lý với yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phướng hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu quản trị Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới trên nền tảng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ số trong quản trị Thủ đô.
Từ yêu cầu này, cần những nội dung quy định rõ ràng, cụ thể hơn như giao cho HĐND Thành phố chủ động quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của chính quyền Thành phố. Quy định như vậy sẽ giúp Thành phố có thể chủ động hơn về nguồn biên chế, có thể tăng hoặc giảm biên chế trong từng thời kỳ, tùy vào tình hình cụ thể và nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) đồng tình với quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND thành phố. Ảnh: Quốc hội |
Cần giao thêm quyền cho Thường trực HĐND Thành phố
Cùng thảo luận về dự án Luật, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) đồng tình với quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND thành phố trong giải quyết công việc giữa hai kỳ họp. Đồng thời theo đại biểu, cần giao thêm quyền cho Thường trực HĐND Thành phố quyết định thêm một số vấn đề quan trọng.
Cụ thể như giữa 2 kỳ họp, Thường trực HĐND Thành phố có thể quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa hay đất rừng để giải quyết một số dự án cần thiết chuyển đổi mục đích sử dụng đất; điều chỉnh chủ trương, quyết định chủ trương đầu tư mới xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa; kể cả kế hoạch đầu tư công cũng có thể giao nhiệm vụ cho Thường trực HĐND quyết định và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.
Cũng theo đại biểu Mai Văn Hải, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đối với chính quyền phường không còn tổ chức HĐND thì thực hiện theo chế độ thủ trưởng, tức là trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch UBND phường. Tuy nhiên, một số quy định chưa có sự thống nhất, vẫn ghi là thẩm quyền của UBND phường… cần được rà soát, sửa chữa để phù hợp, tạo sự thống nhất giữa các điều luật…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51