Tăng thuế rượu, bia phải “quản” cả thị trường trôi nổi

(LĐTĐ) Tại dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) của Bộ Tài chính, một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là việc “siết” thuế đối với mặt hàng rượu, bia với mục tiêu tăng ngân sách và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng thuế bia, rượu chính thống phải quản được rượu, bia trôi nổi ngoài thị trường.
Chuyên gia kiến nghị tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu dùng Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tăng thuế theo lộ trình

Thời gian qua, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, cơ quan này đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 80% vào năm 2026, tăng dần qua các năm và lên 100% vào năm 2030 đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia. Với rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính đề xuất chịu thuế 50% từ năm 2026, sau đó tăng lên cao nhất 70% vào năm 2030.

Trước đó, để thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia và hạn chế lạm dụng rượu, bia, tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB năm 2014 quy định lộ trình tăng thuế từ năm 2016 - 2018.Hiện Luật thuế TTĐB quy định mức thuế này đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, rượu dưới 20 độ là 35% và bia là 65% áp dụng từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng rượu, bia đã được tăng thuế suất TTĐB, nhưng sức mua của người tiêu dùng Việt Nam vẫn tăng nhanh, trong khi giá rượu, bia tăng chậm.

Tăng thuế rượu, bia phải “quản” cả thị trường trôi nổi
Lực lượng chức năng xử lý nhiều trường hợp kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Số liệu đưa ra từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, thuế rượu, bia của Việt Nam hiện mới chiếm 30% giá bán lẻ, trong khi đó ở nhiều nước tỷ trọng này chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do vậy, lộ trình tăng thuế TTĐB với rượu, bia từ năm 2016 - 2018 là chưa đủ mạnh để tác động đến việc giảm tiêu dùng rượu, bia, đó là chưa kể đến việc hiện nay người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang sử dụng một lượng lớn rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của cơ quan Nhà nước, dẫn đến việc thất thu nguồn ngân sách.

Liên quan đến vấn đề quản lý rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức, số liệu từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra cho thấy, hiện trên thị trường có khoảng 70% rượu do người dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu giả nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước. Tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu nhập lậu, rượu thủ công, rượu giả…).

Đề cập đến vấn đề quản lý, xử lý liên quan đến rượu, bia, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, lực lượng chức năng xử lý 102 vụ vi phạm liên quan đến rượu, bia và xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, rượu là 11.912 lít, bia là 14.226 lon, chai. Riêng tính nửa đầu năm 2024, mặt hàng rượu xử lý 153 vụ với tổng số tiền xử phạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Mặt hàng bia xử lý 38 vụ, số tiền xử phạt 587 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thực tế đây là con số rất nhỏ.

Cũng theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, nguyên nhân gây ra tình trạng bia, rượu nhập lậu là sự chênh lệch lớn chi phí giữa rượu, bia hợp pháp và bất hợp pháp. Mặt khác, là do thu nhập thấp, nhận thức kém, thông tin không rõ ràng, bị hấp dẫn do quảng cáo, xu hướng sính hàng ngoại xách tay… đã tạo ra lực cầu đối với rượu, bia nhập lậu.Trong khi đó, khung pháp lý đối với rượu, bia hợp pháp còn nhiều bất cập. Thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả. Lực lượng kiểm tra giám sát còn mỏng, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn chưa tương xứng…

Rượu lậu có tràn ngập thị trường?

Nêu ý kiến đóng góp dự thảo Luật thuếTTĐB (sửa đổi) mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB với mặt hàng rượu, bia; tại tọa đàm “Đảm bảo lợi ích bền vững khi sửa đổi Luật thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn” được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua, đa số các chuyên gia đều đồng ý với dự thảo Luật, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc tăng thuế TTĐB với rượu, bia là cần thiết và đúng đắn, tuy nhiên phải được đánh giá một cách toàn diện.

Tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam cho biết, khi tăng thuế TTĐB với sản phẩm rượu bia không chỉ dừng lại ở tăng giá sản phẩm mà cần kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân nhận thức được về tác hại của sản phẩm, thì mới có thể đạt được mục tiêu thay đổi được hành vi tiêu dùng. Điều này cũng bởi ở nước ta, rượu bia đã trở thành “văn hóa”, sản phẩm với tính chất như vậy thì độ co giãn của nó với giá cả sẽ không quá cao, thường thì với sự thay đổi về giá một chút sẽ không làm thay đổi tiêu dùng, cũng như có thể dẫn tới những thay đổi trong hành vi.

Trong khi đó, bày tỏ băn khoăn khi tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia, thì các sản phẩm rượu thủ công, rượu lậu có nguy cơ tràn ngập thị trường, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam cho rằng, rượu là sản phẩm có độ cồn rất cao, phần lớn là nhập khẩu song nhập khẩu chính ngạch để thu được thuế lại rất nhỏ. Trong khi đó, rượu thủ công, rượu không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng, không những không thu được thuế nhưng ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, lại chiếm thị phần áp đảo.

Trước những lo ngại về việc kiểm soát rượu thủ công, rượu lậu, rượu bất hợp pháp lưu thông trên thị trường, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường khuyến nghị, thời gian tới cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bày bán, lưu thông trên địa bàn; đẩy mạnh công tác truyền thông; đồng thời quán triệt các cấp ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức, cơ quan Nhà nước chỉ đạo không sử dụng các sản phẩm không dán tem nhãn, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia trong nước cần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chất lượng trong sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bảo vệ tính minh bạch trong sản xuất, nhập khẩu đồ uống có cồn bảo vệ người tiêu dùng và tránh thất thu thuế. Về phía Chính phủ, cần bổ sung biên chế, kinh phí, phương tiện làm việc, thiết bị chuyên dùng giám định cho các lực lượng chức năng để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và ngăn gian lận thương mại…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

(LĐTĐ) Tối nay (8/11), tại Vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và phụ nữ các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Bình Dương: Khởi tố nam thanh niên vi phạm nồng độ cồn, hành hung cảnh sát giao thông

Bình Dương: Khởi tố nam thanh niên vi phạm nồng độ cồn, hành hung cảnh sát giao thông

(LĐTĐ) Không chỉ vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/lít khí thở, Vũ Quyết Thắng còn hành hung một chiến sĩ cảnh sát giao thông trong quá trình thi hành công vụ.
Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vai trò, vị thế vững chắc

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vai trò, vị thế vững chắc

(LĐTĐ) Sáng 8/11, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị kỷ niệm 15 năm Ngày Thành lập Công đoàn ngành (9/11/2009 - 9/11/2024). Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tới dự.
Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Tối 8/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đông Xuân (Quốc Oai, Hà Nội), đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024.
Fortune công bố Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội

Fortune công bố Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội

(LĐTĐ) Trong bảng xếp hạng “Change the world 2024” của Fortune, Viettel đứng thứ 3 trong hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu có đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, tác động tích cực đến xã hội.
Tin bão mới nhất: Bão Yinxing có xu hướng mạnh thêm

Tin bão mới nhất: Bão Yinxing có xu hướng mạnh thêm

(LĐTĐ) Chiều 8/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão Yinxing (bão số 7) đã chính thức vào Biển Đông, đang mạnh thêm và có khả năng đạt đỉnh cường độ trước khi suy yếu dần khi tiếp cận khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hiện tại, bão có sức gió cấp 14 (150-166km/h) và giật trên cấp 17, với bán kính gió mạnh trên cấp 8 lên tới 200km, tạo ra hoàn lưu rộng ảnh hưởng lớn đến vùng biển xung quanh.

Tin khác

Giá vàng bật tăng, người dân chen nhau mua

Giá vàng bật tăng, người dân chen nhau mua

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước hôm nay (8/11) tăng 1-1,8 triệu đồng mỗi lượng, trong bối cảnh giá vàng thế giới hồi phục trở lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Tại Hà Nội, nhiều người đổ về các cửa hàng kinh doanh vàng để mua vào.
Giá vàng hôm nay (8/11): Vàng thế giới tăng mạnh trở lại

Giá vàng hôm nay (8/11): Vàng thế giới tăng mạnh trở lại

(LĐTĐ) Hôm nay (8/11/2024), sau ngày rớt thảm, giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại vượt ngưỡng 2.700/ounce
Giá xăng dầu hôm nay (8/11): Giá xăng dầu thế giới và trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay (8/11): Giá xăng dầu thế giới và trong nước đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (8/11), giá dầu thế giới tăng gần 1% khi các nhà đầu tư cân nhắc các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 72,05 USD/thùng, tăng 0,47%. Giá dầu Brent ở mốc 75,42 USD/thùng, tăng 0,65% (tương đương tăng 0,49 USD/thùng). Trong nước, giá xăng RON95-III tăng nhẹ với mức 351 đồng/lít.
Tỷ giá USD hôm nay (8/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (8/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 8/11/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.283 VND/USD, tăng 25 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,33 điểm, giảm 0,76%.
Giá vàng nhẫn 9999 bốc hơi hơn 4 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn 9999 bốc hơi hơn 4 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Sáng nay, giá vàng nhẫn 9999 bốc hơi hơn 4 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng miếng giảm 2 triệu đồng/lượng. Đây là mức giảm sốc nhất trong nhiều tháng trở lại.
Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2024 đạt 15,5 tỷ USD

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2024 đạt 15,5 tỷ USD

(LĐTĐ) Trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Hà Nội ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu hôm nay (7/11): Giá dầu thô thế giới giảm do sự tăng giá của đồng USD

Giá xăng dầu hôm nay (7/11): Giá dầu thô thế giới giảm do sự tăng giá của đồng USD

(LĐTĐ) Sáng nay (7/11), trên thị trường thế giới, giá dầu giảm khi các nhà đầu tư cân nhắc đồng USD mạnh so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,81 USD/thùng, giảm 0,24%. Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 75,08 USD/thùng, giảm 0,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (7/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (7/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (7/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.258 VND/USD, tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 105,15 điểm, tăng 1,72%.
Giá vàng hôm nay (7/11): Giá vàng lao dốc sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng hôm nay (7/11): Giá vàng lao dốc sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (7/11): Giá vàng thế giới giảm mạnh, trượt ngưỡng 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Thị trường vàng châu Á chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ

Thị trường vàng châu Á chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ

(LĐTĐ) Giá vàng châu Á giữ ổn định trong phiên giao dịch ngày 6/11 khi các nhà đầu tư thận trọng và không đưa ra quyết định đầu tư lớn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra ngày 5/11 (theo giờ địa phương) và cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào cuối tuần này.
Xem thêm
Phiên bản di động