Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm
Đẩy mạnh xuất khẩu, giải ngân đầu tư công trong giai đoạn “nước rút” cuối năm Coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm |
Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Nỗ lực hết sức, tháo gỡ đến cùng để giải ngân vốn đầu tư công
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 30/9, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương đã phân bổ chi tiết 100% vốn dầu tư công, giải ngân được 2.603/12.539 tỷ đồng được giao, đạt 20,77%. Trong đó những cơ quan Trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp, dưới 20% là: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (3,55%), Bộ Y tế (7,86%), Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (13,71%), Hội Luật gia Việt Nam (14,36%), Đại học Quốc gia Hà Nội (15,03%), Hội Nhà văn Việt Nam (15,42%)...
Dự kiến đến hết năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết giải ngân 57,88%, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là 74%, Bộ Thông tin và Truyền thông là 89,15%, Bộ Y tế là 71,4%, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là 14,91%, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là 40%, Đại học Quốc gia Hà Nội là 35,3%; Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam... cam kết hoàn thành giải ngân 100%…
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. (Ảnh: VGP/Đình Nam) |
Đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương cho biết sẽ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm và báo cáo một số vướng mắc khó khăn đang gặp phải.
Cụ thể, theo tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến, phản ánh của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, khó khăn, vướng mắc về thể chế, quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư công chủ yếu là về thẩm quyền phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành thông tư để tháo gỡ ngày 19/10); chưa có quy định nhất quán cho phép tách khâu giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, tài sản bảo đảm các khoản vay lại.
Trong tổ chức triển khai thực hiện, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn chưa sát với khả năng thực hiện; khảo sát thiết kế chưa tốt; quá trình triển khai dự án còn bất cập, hạn chế do tính đặc thù của từng bộ, ngành, năng lực chưa tốt của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng (đơn giá đền bù, khiếu kiệu của người dân).
Báo cáo cụ thể những dự án đang gặp khó khăn, không giải ngân được, đại diện một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương đã đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022.
Đối với những dự án có thể giải ngân nhưng đang chậm trễ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương mong muốn các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng… phối hợp chặt chẽ để giải quyết ngay những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ để rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt dự án… đề xuất kéo dài thời gian thực hiện.
Hoàn trả lại vốn những dự án không giải ngân được
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là nỗ lực hết sức, tháo gỡ đến cùng để giải ngân vốn đầu tư công, không để tình trạng "có tiền mà không tiêu được"; đồng thời những dự án không giải ngân được thì khẩn trương làm thủ tục để hoàn trả lại vốn đã phân bổ về ngân sách.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc. (Ảnh: VGP/Đình Nam) |
Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý những khó khăn, vướng mắc mang tính đặc thù trong lĩnh vực khoa học, văn hoá khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
"Hôm qua (25/10), khi kiểm tra Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia, tôi đã lưu ý việc đầu tư, tôn tạo một thư viện quốc gia tiến tới sẽ trở thành một di sản văn hoá, kiến trúc thì phải khác xây một công trình dân dụng bình thường, tương tự đầu tư, xây dựng các cơ sở khoa học cũng vậy", Phó Thủ tướng trao đổi.
Qua các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư sát với khả năng thực hiện, với định mức kỹ thuật phù hợp, bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn cao nhất. "Thay vì xây mới 10 công trình, có thể chỉ làm 1-2 công trình nhưng thật kỹ càng, chuẩn mực, đấy là tiết kiệm nhất", Phó Thủ tướng nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47