Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021:

Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Y tế - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành hướng dẫn liên ngành số 9728/HDLN:YT-GDĐT về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. Trong đó nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thi quận, huyện, thị xã; các địa điểm tổ chức kỳ thi; cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi; thí sinh, người nhà thí sinh…
Đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 tại Hà Nội diễn ra an toàn Điều động hơn 7.700 cán bộ kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Sẽ tổ chức đợt thi thứ 2 cho thí sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

Rà soát, phân loại, lập danh sách thí sinh

Theo hướng dẫn liên ngành, Ban Chỉ đạo thi quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ chỉ đạo các điểm thi xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức diễn tập trước khi diễn ra kỳ thi chính thức; chỉ đạo các điểm thi phối hợp với Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức vệ sinh, khử khuẩn điểm thi trước khi kỳ thi diễn ra và sau mỗi buổi thi; chỉ đạo các điểm thi chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi; chỉ đạo các lực lượng an ninh, thanh niên tình nguyện giải tỏa khu vực cổng trường; bố trí các trường Tiểu học, Trung học cơ sở không tổ chức kỳ thi nhưng ở gần điểm thi mở cổng trường hoặc bố trí khu vực thuận lợi để phụ huynh chờ đón thí sinh trong thời gian tổ chức kỳ thi, bảo đảm không để xảy ra ùn tắc giao thông.

Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020.

Cùng đó, Ban Chỉ đạo thi quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường rà soát, phân loại, lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi trong diện F0, F1, F2 (trong thời gian còn phải cách ly) và thí sinh trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, báo cáo Ban Chỉ đạo thi Thành phố để có phương án bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch trong quá trình tổ chức kỳ thi cũng như bảo đảm quyền lợi của thí sinh; tuyệt đối không để thí sinh diện F0, F1, F2 (trong thời gian còn phải cách ly) và trong khu vực phong tỏa tham dự kỳ thi; chịu trách nhiệm xác nhận các đối tượng thí sinh trong diện F0, F1, F2 (trong thời gian còn phải cách ly) và thí sinh trong khu vực bị phong tỏa theo quy định.

Ban Chỉ đạo thi quận, huyện, thị xã chỉ đạo Trung tâm Y tế địa phương phối hợp với nhà trường bố trí tối thiểu mỗi điểm thi ít nhất 5 cán bộ y tế bảo đảm có mặt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi để thực hiện nhiệm vụ và xử lý các tình huống phát sinh; phối hợp với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các Trung tâm Y tế tổ chức xét nghiệm sàng lọc nhanh SARS-CoV-2 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia Ban In sao đề thi, Ban làm phách trong kỳ thi.

Không sử dụng điều hòa trong phòng thi

Hướng dẫn liên ngành cũng nêu rõ các công việc của điểm thi. Trong đó, yêu cầu các điểm thi tiến hành vệ sinh môi trường trong khuôn viên và xung quanh bảo đảm an toàn, sạch sẽ; bố trí phòng thi thông thoáng, bảo đảm giãn cách an toàn cho thí sinh; không sử dụng điều hòa, mở cửa sổ các phòng thi đảm bảo lưu thông khí; phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ điểm thi trước ngày thi. Sau mỗi buổi thi, thực hiện vệ sinh khử khuẩn các phòng thi, phòng làm việc chung của điểm thi, kiểm tra và bổ sung kịp thời các điều kiện cơ sở vật chất về phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo.

Các điểm thi cũng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, vật tư tiêu hao, cơ số thuốc, trang thiết bị thiết yếu; chuẩn bị tối thiểu 2 phòng thi dự phòng, bố trí bàn ghế cho thí sinh đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh tối thiểu 2m mỗi chiều và 1 phòng cách ly để sử dụng trong tình huống phát hiện thí sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc những bất thường khác; chuẩn bị nơi rửa tay, nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khăn sạch, thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang; bố trí thùng rác có nắp lật để ở những nơi dễ tiếp cận, trong nhà vệ sinh, nơi rửa tay. Trong trường hợp ở vị trí không bố trí được nguồn nước thì có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Ngoài ra, các điểm thi phải bố trí đủ nước uống và cốc dùng 1 lần, khuyến khích các điểm thi sử dụng bình/chai nước uống cá nhân cho các thành viên. Nếu điểm thi tổ chức ăn trưa cho các thành viên thì sử dụng hình thức suất ăn cá nhân bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bố trí chỗ ngồi cho các thành viên đủ khoảng cách an toàn.

Đặc biệt, các điểm thi phải thực hiện hướng dẫn người nhà khi đưa đón thí sinh cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không tập trung đông người xung quanh điểm thi; bố trí biển chỉ dẫn, phân luồng đường đi bảo đảm 1 chiều từ cổng trường tới bàn đăng ký kiểm tra thân nhiệt và đến phòng thi, chăm sóc y tế. Mỗi điểm thi bố trí tối thiểu 10 người (lực lượng tình nguyện viên) để đo thân nhiệt thí sinh và cán bộ làm nhiệm vụ trước giờ thi; cử ít nhất 5 cán bộ y tế trực tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ và xử lý các tình huống phát sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia
Mỗi điểm thi bố trí ít nhất 5 vị trí để đo kiểm tra thân nhiệt và phân luồng thí sinh trước khi lên phòng thi.

Mỗi điểm thi bố trí ít nhất 5 vị trí để đo kiểm tra thân nhiệt và phân luồng thí sinh trước khi lên phòng thi. Trường hợp thí sinh có thân nhiệt bình thường được vào ngay các phòng thi theo quy định, không tập trung tại sân trường. Trường hợp thí sinh có thân nhiệt cao hơn mức bình thường sẽ dự thi tại phòng thi dự phòng. Trường hợp thí sinh đang dự thi nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở được chuyển đến phòng cách ly, bộ phận y tế xử lý nghiệp vụ chuyên môn theo quy định.

Mỗi điểm thi phải xây dựng phương án xử lý tình huống khi phát hiện thí sinh hoặc cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại điểm thi có biểu hiện sốt, ho, khó thở và những bất thường khác. Sau buổi thi, Trưởng điểm thi có phương án phân luồng để thí sinh ra về bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi hạn chế ra khỏi Thành phố

Theo hướng dẫn liên ngành, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi hạn chế ra khỏi Thành phố. Trong trường hợp thật sự cần thiết phải ra khỏi Thành phố, các cán bộ, giáo viên, nhân viên này cần thực hiện đầy đủ quy tắc “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1, F2 (trong thời gian cách ly theo quy định) hoặc trong khu vực bị phong tỏa không tham gia vào các khâu của kỳ thi.

Các cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi phải tự đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến điểm thi; khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ốm, ho, sốt, khó thở… phải báo cáo ngay cho điểm thi để được xử lý kịp thời; nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như rửa tay với nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách an toàn khi làm nhiệm vụ.

Trong quá trình làm nhiệm vụ tại điểm thi, 100% thành viên của điểm thi phải thực hiện khai báo y tế trực tuyến hoặc tờ khai và đeo khẩu trang khi làm nhiệm vụ trong mỗi buổi thi. Các thành viên của điểm thi được đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi vào phòng làm việc của điểm thi. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc các biểu hiện bất thường khác về mặt sức khỏe, cần kiểm tra, theo dõi tại phòng y tế của điểm thi.

Trưởng điểm thi lập phương án cụ thể trong công tác tổ chức học tập quy chế thi, phân công cán bộ coi thi bảo đảm giãn cách và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Đeo khẩu trang trong phòng thi

Đối với thí sinh tham gia kỳ thi, hướng dẫn liên ngành nêu rõ: Thí sinh chủ động giữ gìn sức khỏe, không tiếp xúc với những người ngoài gia đình, không ra khỏi Thành phố, theo dõi sức khỏe và đo thân nhiệt hằng ngày. Khi có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở… phải báo cáo kịp thời cho điểm thi và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn nơi thí sinh cư trú để được hướng dẫn.

Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia
Trước khi vào phòng thi, thí sinh phải gỡ khẩu trang để cán bộ coi thi kiểm tra, sau đó đeo khẩu trang vào phòng thi và trong suốt thời gian làm bài thi.

Thí sinh dự thi nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm quy tắc “5K” của Bộ Y tế, đeo khẩu trang khi đến điểm thi, trên đường từ điểm thi về nhà và nơi tập trung thí sinh. Trước khi vào phòng thi, thí sinh phải gỡ khẩu trang để cán bộ coi thi kiểm tra, sau đó đeo khẩu trang vào phòng thi và trong suốt thời gian làm bài thi. Thí sinh cần tuân thủ đúng quy định về phân luồng, vị trí đứng, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào điểm thi và các hướng dẫn, quy định khác liên quan.

Tất cả các thí sinh phải hoàn thành khai báo y tế trực tuyến xong trước ngày 7/7. Các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 (còn trong thời gian phải cách ly) và trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không tham gia thi đợt 1 sẽ được bố trí thi đợt 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phụ huynh học sinh cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về công tác phòng, chống dịch: Không tập trung tại cổng trường, không vào trong khu vực thi, phụ huynh đưa thí sinh đến điểm thi đứng cách điểm thi tối thiểu 50m sau đó nhanh chóng rời khỏi khu vực điểm thi. Các phụ huynh nên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân cho thí sinh như khẩu trang, bình nước uống cá nhân, khăn giấy/vải; hỗ trợ thí sinh khai báo y tế trực tuyến và chủ động theo dõi thân nhiệt, sức khỏe của thí sinh trước khi đến điểm thi.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động