Tạo động lực đưa kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng cao | |
Kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng khá | |
Năm 2019, Thủ đô Hà Nội đón chờ những thời cơ, vận hội mới |
Cần nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng làm trưởng đoàn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết, Cục Thuế là đơn vị đầu tiên trong Tổng cục Thuế đã hoàn thành sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Sau sắp xếp giảm 3 phòng so với trước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc. |
Cùng với đó, Cục Thuế Thành phố đang triển khai kế hoạch tinh gọn các đội Thuế thuộc Chi cục Thuế, dự kiến giảm từ 312 đội thuế xuống còn 268 đội. Bên cạnh đó, Cục Thuế Thành phố là đơn vị tiên phong trong cả nước thực hiện chương trình cải cách hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh – kiểm tra thuế phục vụ tốt người nộp thuế.
Đáng chú ý là việc cấp mã số doanh tự động cho các doanh nghiệp thành lập mới trong thời gian không quá 30 phút, giảm 87,5% thời gian thực hiện so với quy định. Tỉ lệ kê khai thuế qua mạng đạt 98,11%. Đã có 95% đơn vị đăng ký nộp thuế điện tử. Cục Thuế Thành phố đã triển khai Đề án “Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội”, qua khảo sát tỷ lệ người nộp thuế hài lòng và rất hài lòng đạt từ 61,7% đến 85,4%.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu Cục Thuế tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Bên cạnh đó, Cục Thuế cần quan tâm xử lý nợ đọng, đảm bảo nợ đọng không vượt quá 5% thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội. Cùng với đó, Cục Thuế cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn. |
Theo Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội thời gian qua, đơn vị này đã triển khai nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, nhờ đó giai đoạn 2016-2018, Cục Thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách; cụ thể, năm 2016, tăng 5% so với dự toán, năm 2017 tăng 2% so với dự toán, 2018 tăng 3,5% so với dự toán.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo Cục Thuế Thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, lĩnh vực thuế là 1 trong 8 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp (gồm: Thuế, đăng ký kinh doanh, đất đai, tài nguyên, bảo hiểm xã hội, điện, vốn, lao động) từ khi bắt đầu khởi sự kinh doanh đến quá trình hoạt động và thậm chí là rời khỏi thị trường. Do đó, Cục Thuế là một trong những đơn vị chủ lực của Thành phố trong việc thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
Thời gian qua, mặc dù đảm nhiệm khối lượng công việc rất nhưng Cục Thuế đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp nên đã đạt được những kết quả tích cực. Nổi bật là trong các nhiệm vụ: Thu Ngân sách, hiện đại hóa ngành Thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của Cục Thuế Thành phố. Trong đó, việc xử lý nợ đọng thuế mặc dù Cục Thuế đã chỉ đạo rất quyết liệt và đã có chuyển biến tích cực, nhưng hiện nợ đọng Thuế vẫn còn khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, mặc dù thu nội địa tăng, tuy nhiên cơ cấu thu ngân sách vẫn thể hiện yếu tố thiếu tính bền vững, trong đó thu từ sản xuất kinh doanh không đạt dự toán, chỉ bằng 84,1%.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu Cục Thuế tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Bên cạnh đó, Cục Thuế cần quan tâm xử lý nợ đọng, đảm bảo nợ đọng không vượt quá 5% thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội.
Cùng với đó, Cục Thuế cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn.
Rà soát toàn bộ các khoản phải thu để có biện pháp thu cụ thể cho từng khoản; phấn đấu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hoàn thành nhiệm và hoàn thành vượt chỉ tiêu nhiệm vụ thu ngân sách; đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Ngành Du lịch Thủ đô cần có bước phát triển đột phá
Tại buổi làm việc của đoàn Giám sát do Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn làm trưởng đoàn tại Sở Du lịch, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, thực hiện Chương trình 03 của Thành ủy và Kế hoạch 171 của UBND Thành phố, Sở Du lịch đã chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, quán triệt tới đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đồng thời xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện gắn với Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Sau 3 năm thực hiện, các chỉ tiêu của Chương trình 03 liên quan đến lĩnh vực du lịch đã được tập trung thực hiện. Ngành Du lịch Hà Nội đã phát triển đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng khá và đảm bảo sự bền vững.
Cụ thể, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt mức tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, đặc biệt lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng trưởng 22,5%/năm. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, khách du lịch đến Hà Nội đạt 9,67 triệu lượt, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước và đạt 33,4% kế hoạch năm 2019.
Trong đó khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 2,45 triệu lượt, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch cũng liên tục tăng. Trong 4 tháng đầu năm 2019 là 34.891 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của Thành phố ngày càng tăng, tỷ lệ đóng góp trực tiếp năm 2018 là 4,12%; đóng góp gián tiếp là 6,03%...
Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, những kết quả trên đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô an toàn, thân thiện, hấp dẫn ngày càng được quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới; năm 2018 Hà Nội là 1 trong 17 ứng viên vào hạng mục bình chọn giải thưởng “Điểm đến hàng đầu thế giới 2018”; năm 2019 Hà Nội tiếp tục được tạp chí du lịch hàng đầu thế giới TripAdvisor bình chọn xếp thứ 15/25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới và thứ 4/25 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.
Ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành Du lịch Thủ đô đã đạt được trong thời gian vừa qua, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cũng chỉ rõ những hạn chế mà ngành cần có giải pháp để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Thủ đô. Theo Phó Bí thư Thành ủy, Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt với vị thế là Thủ đô, môi trường an ninh, an toàn được giữ vững, do vậy ngành Du lịch phải khai thác, phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế này để có bước phát triển đột phá.
Muốn vậy, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn đề nghị Sở Du lịch phải xác định rõ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên các mặt công tác. Cùng với đó, Sở phải phát huy vai trò chủ thể, vai trò kết nối trong thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch.
“Đội ngũ cán bộ của ngành du lịch, trước hết là của Sở Du lịch chất lượng phải cao, chuyên nghiệp. Ngành Du lịch Thủ đô phải tiếp tục khẳng định và giữ vững thương hiệu Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn”, đồng chí Đào Đức Toàn nhấn mạnh.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Tin khác
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Sự kiện 27/11/2024 18:33
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sự kiện 27/11/2024 16:34
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Sự kiện 27/11/2024 16:30
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Sự kiện 27/11/2024 15:56
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Sự kiện 27/11/2024 15:38
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Sự kiện 27/11/2024 09:56
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
Sự kiện 25/11/2024 19:20